| Hotline: 0983.970.780

Quản lý phân bón vẫn 'rối như tơ vò'

Thứ Năm 29/09/2016 , 14:49 (GMT+7)

Trong khi việc quản lý cấp phép tạm được coi là hoàn thành nhiệm vụ, song khâu quản lý, thanh kiểm tra, xử phạt phân bón trên thị trường hiện nay chưa được tốt, bởi phân bón giả, phân kém chất lượng, nhập nhèm nhãn mác vẫn bày bán công khai và chỉ trông chờ vào lực lượng quản lý thị trường.

Kiến nghị sửa đổi Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón, đưa phân bón về một đầu mối quản lý, kiện toàn các quy chuẩn... là những nội dung chính được các đại biểu nêu ra tại hội thảo Quốc gia "Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam" diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội.

 

Xử lý trước việc đặt tên tùy tiện

Từ khi Nghị định 202 có hiệu lực, phải khẳng định thị trường phân bón bớt bát nháo hơn. Bằng chứng là từ trên 800 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón hiện chỉ còn lại khoảng 500 doanh nghiệp được Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT cấp phép.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ, hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ quan tâm, chú trọng tới chất lượng, hàm lượng ruột các sản phẩm phân bón thông qua lấy mẫu, phân tích xem có đủ hàm lượng hay không mà bỏ qua việc kiểm tra nhãn hiệu, bao bì, trong khi đây là mối nguy hại lớn với người nông dân.

Theo đó, sản phẩm NPK phổ biến nhất hiện nay có tên công thức rất cao, song hàm lượng lại rất thấp, thậm chí còn không có thành phần theo tên gọi. Tiếp đến là các sản phẩm phân trung, vi lượng nhưng ghi nhập nhèm là lân khiến bà con nông dân bị mắc lừa.

Thậm chí, ông Lê Quốc Phong còn đưa ra trước hội thảo xem bao bì của doanh nghiệp phân bón còn in cả logo của Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam khuyến nghị nên dùng. Trong khi đó, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy có mặt tại hội thảo khẳng định chưa đồng ý và cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào dùng logo và thương hiệu của hiệp hội để kinh doanh.

“Doanh nghiệp càng làm ăn gian dối đặt tên càng kêu, doanh nghiệp nào cũng quảng cáo tiếp thị dùng sản phẩm của mình năng suất tăng 30 - 40%, lượng phân bón giảm 30 - 35% mà không có căn cứ khoa học. Hiện chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các doanh nghiệp quảng cáo phân bón sai sự thật”, ông Lê Quốc Phong kiến nghị.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, thị trường phân bón hiện nay đang bát nháo do nhà SX đặt tên nhập nhèm đánh lừa nông dân. Bên cạnh đó, mặt hàng phân bón phức tạp nhất giờ không còn là NPK nữa mà là phân trung, vi lượng với tên gọi công thức "tả phế lù" khiến nông dân rơi vào "ma trận".

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Quốc Khánh cho biết, từ sau khi Nghị định 202 có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại, Bộ KH-CN chưa nhận được bất kỳ kiến nghị, đề nghị xử phạt nào liên quan tới nhãn hiệu, bao bì phân bón.

Ngay cả quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Việt Nam cũng chưa có, hiện Bộ KH-CN mới nhận được hồ sơ 18 quy chuẩn của Bộ Công thương và 2 Quy chuẩn của Bộ NN-PTNT gửi sang, đang trong quá trình thẩm định, hoàn thiện để công bố theo quy định trong khi việc quản lý phân bón hiện đang áp dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

 

Trông chờ quản lý thị trường?

Trong khi việc quản lý cấp phép tạm được coi là hoàn thành nhiệm vụ, song khâu quản lý, thanh kiểm tra, xử phạt phân bón trên thị trường hiện nay chưa được tốt, bởi phân bón giả, phân kém chất lượng, nhập nhèm nhãn mác vẫn bày bán công khai và chỉ trông chờ vào lực lượng quản lý thị trường.

15-09-03-10-36-53-wp-20160513-13-55-46-pro152331535
Ảnh: Nguyên Huân

 

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới (Sở KH-CN TP.HCM), dù 1 Bộ hay 2 Bộ quản lý phân bón thì vai trò của quản lý thị trường vẫn vô cùng quan trọng, bởi việc để lọt phân bón kém chất lượng không chỉ gay thiệt hại kinh tế cho người nông dân mà còn có nguy cơ gây ngộ độc, suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường.

Khi được đề nghị phát biểu, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tham dự hội thảo đã bỏ về lúc nào không biết(!?). Thay vào đó, ông Trần Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường phát biểu cho rằng, bản thân anh em quản lý thị trường bằng mắt thường cũng có thể biết hoặc nghi ngờ cơ sở, đại lý vật tư nông nghiệp nào đó kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, hay nhái nhãn mác. Tuy nhiên, để xử lý được phải có căn cứ, phải có kết quả phân tích, lấy mẫu.

Và có một thực trạng, bất cập, theo ông Hùng là việc cũng một mẫu phân bón đem phân tích tại các trung tâm cho kết quả khác nhau, thậm chí cùng 1 đơn vị phân tích lần đầu không đạt, doanh nghiệp yêu cầu phúc tra, phân tích lần 2 lại đạt, buộc cán bộ quản lý thị trường phải dỡ niêm phong trả lại hàng hóa. Chính bởi kết quả phân tích “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng” đó khiến anh em rất nản, nếu không muốn nói là ngại lấy mẫu xử phạt.

Tuy nhiên, đại diện một số đơn vị và cơ quan truyền thông cho rằng, hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón, chiếm 90% là phân bón vô cơ do Bộ Công thương quản lý. Trong khi, lực lượng quản lý thị trường là đơn vị duy nhất Bộ Công thương có trong tay để thanh kiểm tra, xử lý phân bón lưu hành trên thị trường. Nếu quản lý thị trường không quyết liệt thì chẳng còn ai bởi thanh tra ngành nông nghiệp hiện nay không được phép kiểm tra, xử lý phân vô cơ.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng, ngành phân bón đang tồn tại khá nhiều bất cập nếu không giải quyết sẽ xảy ra những bức xúc trong xã hội. Những vấn đề lớn, chưa giải quyết được ngay như Luật 71 về thuế sau hội thảo sẽ kiến nghị Quốc hội. Những vấn đề cấp bách như nhãn mác phân bón có thể xử lý được nên xử lý ngay.

 

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm