| Hotline: 0983.970.780

Quản lý, vận hành đóng, xả nước hồ chứa phải đảm bảo 3 mục tiêu

Thứ Bảy 18/06/2022 , 06:55 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc quản lý, vận hành đóng, xả nước hồ chứa phải đảm bảo 3 mục tiêu: cắt nước, cắt lũ, phát điện.

Chiều 17/6, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (ngồi giữa) dẫn đầu làm việc với tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn hồ đập. Ảnh: Trung Quân.

Chiều 17/6, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan (ngồi giữa) dẫn đầu làm việc với tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn hồ đập. Ảnh: Trung Quân.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, việc quản lý, vận hành đóng, xả nước hồ chứa phải đảm bảo 3 mục tiêu: cắt nước, cắt lũ, phát điện. Tuy nhiên, để cân bằng được 3 mục tiêu này là một việc không hề dễ dàng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Dòng chảy đến các hồ thủy điện biến đổi chậm

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, từ 19h ngày 16/6 đến 08h ngày 17/6, trên lưu vực sông Hồng rải rác có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm.

Hiện nay, các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đang trong thời kỳ lũ sớm. Mực nước thượng lưu của các hồ Sơn La, Hòa Bình đang ở mức cao (hồ Sơn La cao hơn 1,27mm; hồ Hòa Bình cao hơn 1,85m); hồ Tuyên Quang thấp hơn 0,09m).

Nhận định trong 5 đến 10 ngày tới, dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện và mực nước các sông Bắc bộ sẽ biến đổi chậm.

Tại Hà Nội, mực nước 7,26m thấp hơn báo động (BĐ) 1 là 2,24m, tăng 0,12m so với 7h ngày 16/6; Sơn Tây mực nước 9,43m thấp hơn BĐ 1 là 2,97m (tăng 0,06m so với 7h ngày 16/6); tại Hòa Bình mực nước 17,98m thấp hơn BĐ 1 là 3,02m (giảm 0,08m so với 7h ngày 16/6).

Ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Hiện tại, hồ Hòa Bình đang mở 5 của xả đáy, hồ Sơn La mở 2 cửa. Đây là lần đầu tiên các nhà máy của tập đoàn tiến hành xả nước trước mùa lũ để dành dung tích hồ chứa phục công tác phòng chống mưa, lũ năm 2022.

Theo ông Phương, theo các chỉ số thống kê được, dòng chảy về các hồ đang có chiều hướng giảm, do đó EVN đề nghị trước mắt các cơ quan quản lý xem xét cho phép tạm thời đóng 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình (4 cửa tiếp tục xả) và 1 cửa xả đáy hồ Sơn La (1 cửa tiếp tục xả).

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở thêm 2 cửa xả đáy chiều 13/6. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở thêm 2 cửa xả đáy chiều 13/6. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN.

Trong thời gian tới, nếu mực nước tiếp tục giảm, đề nghị được đóng toàn bộ cửa xả ở hồ Sơn La và đóng dần cửa xả đáy hồ Hòa Bình. Việc đóng, mở cửa xả đáy đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đảm bảo giữ được mực nước phù hợp phục vụ cho việc phát điện. EVN sẽ có báo cáo thường xuyên về Tổng cục Phòng chống thiên tai và các cơ quan quản lý để thống nhất, điều chỉnh theo quy định.

Đóng, xả lũ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Trong 11 liên hồ chứa toàn quốc thì liên hồ chứa Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Thác Bà là liên hồ chứa phức tạp nhất. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN-PTNT, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có những văn bản chỉ đạo kịp thời cho các địa phương vùng hạ du chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho hồ thủy điện xả lũ.

Đoàn công tác kiểm tra công tác xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Đoàn công tác kiểm tra công tác xả lũ tại hồ thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Hoài, trong quá trình thực hiện xả lũ các đơn vị quản lý, vận hành đã rất chủ động, linh hoạt, thực hiện theo đúng quy trình, quy định trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, cân đối các yếu tố.

Căn cứ tình hình lượng mưa trên lưu vực và lượng nước đổ về từ phía Trung Quốc, lãnh đạo Tổng cục Phòng chống thiên tai đã cùng Văn phòng Chính phủ, EVN và 6 cơ quan tính toán chuyên sâu xây dựng phương án đóng 1 cửa xả đáy hồ Sơn La, 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào 16h chiều 17/6. Trong thời gian tới, căn cứ theo lượng mưa để điều chỉnh việc đóng mở cho phù hợp.

Đặc biệt, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong các tháng 7-8-9, khu vực miền Bắc lượng mưa sẽ tăng 15-30%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành hồ chứa và ngập lụt tại vùng hạ du.

Trên cơ sở đó, ông Hoài đề nghị EVN chỉ đạo ban quản lý các hồ thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống theo dõi giám sát, đảm bảo hoạt động ổn định, tạo thuận lợi cho việc vận hành hồ chứa một cách chính xác, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần bám sát diễn biến của dự báo thời tiết để có phương án vận hành phù hợp. Bởi lẽ, nếu thực tế diễn ra đúng theo dự báo thì thời gian tới an toàn hồ đập sẽ bị đe dọa, việc xả lũ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ du. Tuy nhiên, nếu thực tế không xảy ra như dự báo thì nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và phát điện lại trở thành bài toán nan giải.

Về phía các địa phương, ông Hoài đề nghị cần đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc luôn được thông suốt, khi có thông báo mới phải nhanh chóng đưa được tới người dân để sẵn sàng phối hợp, ứng phó khi có các tình huống bất ngờ xảy ra.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, tỉnh Hòa Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc quản lý, vận hành đảm bảo an toàn hồ đập, đê, đời sống người dân vùng hạ du thời gian qua.

Đảm bảo cân bằng 3 mục tiêu: cắt nước, cắt lũ, phát điện khi quản lý, vận hành đóng, xả nước hồ chứa là một việc không hề dễ dàng, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, đơn vị liên quan.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, bám sát diễn biến thực tế, căn cứ vào những quy định, quy chế vận hành liên hồ chứa để xử lý những tình huống phát sinh trong phạm vi cho phép. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT, Chính phủ để có phương án xử lý kịp thời.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thống nhất với đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tạm thời đóng 1 cửa xả lũ ở thủy điện Hòa Bình và 1 cửa tại thủy điện Sơn La. Tuy nhiên, thời gian đóng, hiện trạng hồ, dòng chảy... khi giảm cửa xả lũ các đơn vị phải kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng quy định.

Bộ trưởng cũng đề nghị, thời gian tới mọi thông tin về vận hành hồ chứa, diễn biến thời tiết, dòng chảy, lưu lượng nước… các đơn vị phải số hóa được, tận dụng sự tiện ích của nền tảng số, để lan tỏa thông tin nhanh chóng tới các đơn vị, người dân.

Đoàn công tác kiểm tra tình hình ngập và đời sống người dân tại làng Chài, phường Thịnh Lang, TP. Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Đoàn công tác kiểm tra tình hình ngập và đời sống người dân tại làng Chài, phường Thịnh Lang, TP. Hòa Bình. Ảnh: Trung Quân.

Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng phải thông tin liên tục tới người dân vùng hạ du có phương án chủ động điều chỉnh sinh hoạt, sản xuất khi hồ xả lũ. Cắt cử cán bộ thường xuyên ứng trực 24/24, theo dõi chặt chẽ hoạt động đóng, mở cửa xả lũ đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, hiệu quả, an toàn.

Tập đoàn điện lực Việt Nam phối hợp với địa phương, Tổng cục Phòng chống thiên tai thông tin kịp thời những vấn đề liên quan tới an toàn hồ đập, vùng hạ du, xây dựng các kịch bản chi tiết cho từng trường hợp để chủ động điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ trưởng lưu ý: Tăng cường theo dõi, giám sát, phân tích các dự báo, số liệu, thực tế ở khu vực thượng nguồn để đảm bảo an toàn hồ, đập. Vùng hạ lưu theo dõi an toàn đê, ngập lụt khi xả lũ, kịp thời quyết định, tham mưu, vận hành hoạt động theo quy định, huy động mọi nguồn lực khi có trường hợp bất ngờ xảy ra.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất