| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 23/04/2016 , 20:54 (GMT+7)

20:54 - 23/04/2016

Quán phở Xin Chào và 'nỗi oan' đại tá

Vụ ông chủ quán phở bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố hình sự vì chậm đăng ký kinh doanh khiến dư luận bức xúc. Trong cơn cuồng nộ của dư luận, lãnh đạo công an huyện - đại tá Nguyễn Văn Quý, người ký quyết định khởi tố chủ quán, bị cho rằng là người xử ép dân vì những lý do cá nhân.

Có luồng dư luận cho rằng, quán phở này cạnh tranh với căng tin của công an nên bị trù dập, luồng thông tin khác lại cho rằng vì đại tá Nguyễn Văn Quý muốn mua luôn lô đất “vàng” của quán Xin Chào nên mới “xử” chủ quán. Cấp trên của ông Quý - Tướng Phan Anh Minh, khẳng định vụ việc ở Bình Chánh nhỏ như cái móng tay. Ông nói thuộc cấp làm không sai, nhưng máy móc và nóng vội.

Và, trong lúc “cái móng tay” Bình Chánh đang nằm trên bàn Thủ tướng thì xuất hiện “cái móng chân” - cũng ở Bình Chánh, làm dư luận sục sôi. Hóa ra, không chỉ ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán Xin Chào bị khởi tố. Người cho ông Tấn thuê đất, ông Nguyễn Văn Bỉ - cũng bị khởi tố. Ông Bỉ mang “tội” dựng lại cái chuồng vịt trên đất nông nghiệp. Người ký quyết định, không ai khác, cũng là ông đại tá Quý. Sinh mệnh của người dân, chỉ bằng một chữ ký, đúng là móng tay, móng chân. Không hơn.

Câu chuyện khởi tố chủ quán phở, hay khởi tố ông chăn vịt, na ná câu chuyện “kênh kiệu phạt năm triệu ở An Giang”. Chỉ vì những chuyện nhỏ xíu, nhỏ như cái móng tay, móng chân ở Bình Chánh, và nhỏ như cái bấm “like” ở Long Xuyên, mà các cơ quan công quyền hè nhau xử lý “người vi phạm”. Bình Chánh và Long Xuyên, giống nhau đến kỳ lạ: Người bị phạt vì nói xấu ông chủ tỉnh nhà chung vách với ông chủ tịch; còn 2 người bị đại tá trưởng công an ký quyết định khởi tố thì chung vách với trụ sở của công an. Đến khi báo chí vào cuộc, cấp trên chỉ xuống, thì lòi ra đủ thứ chuyện sai trái xung quanh các quyết định xử lý.

quan pho xin chao va “noi oan” dai ta hinh anh 1
Căn biệt thự hoành tráng của ông Quý.


Mấy ngày qua, dư luận cho rằng ông Nguyễn VănTấn - chủ quán Xin Chào bị khởi tố vì mở quán
cạnh tranh với căng tin của công an. Có người còn cho rằng, ông Quý có người thân bán căng tin nên công an mới tìm mọi cách để “xử” ông chủ quán Xin Chào. Nói như thế là không đúng. Công an khẳng định, căng tin của công an chỉ bán nội bộ, và không cạnh tranh gì với bên ngoài. Nếu ai đến quán Xin Chào, sẽ thấy rằng chủ quán thiết kế không gian quán góp phần làm đẹp cho trụ sở công an. Ai đến trụ sở công an liên hệ làm việc, đập vào mắt sẽ là chữ “Xin Chào” hết sức thân thiện. Ông Tấn không dùng bê tông mà dùng cây xanh làm các khu nhà mát, kê bàn ghế để phục vụ thực khách, tạo mảng xanh không chỉ cho quán mà còn làm cho trụ sở công an trở nên gần gũi hơn. Ông chủ quán còn trang bị những tủ sách nhỏ, mua về những quyển sách “bán chạy nhất” để khách đọc miễn phí. Do đó, không có lý do gì mà công an, hay bản thân đại tá Quý, lại có thể trù dập ông Tấn.

Dư luận lại cho rằng, do vị trí khu đất mà ông Tấn thuê mở quán quá đẹp, đại tá Quý muốn mua lại khu này nhưng không được nên tìm cách “hất” ông Tấn, ông Bỉ ra khỏi đất. Chúng tôi tìm hiểu và thấy rằng thông tin này không có cơ sở. Thực tế, ông Quý đang ở trong một căn biệt thự rất hoành tráng, ốp đá hoa cương, kín cổng cao tường, nằm trên mặt tiền con phố toàn bộ là biệt thự cao cấp khu vực sầm uất nhất quận Bình Tân. Giới bất động sản đánh giá, nhà ông Quý trị giá vài chục tỷ.

Ông Quý nói, căng tin công an bán buôn toàn lỗ, không ai muốn vô.Ông Quý cũng nói, đất quán Xin Chào quy hoạch lộ giới đến 60m. Có tiền ông cũng không mua, vì sẽ bị giải tỏa. “Hồi trước tôi mua đất ở Quận 2 có 10.000 đồng/m2. Sau này giải tỏa, đất có giá, tôi được bồi thường mười mấy tỷ, cất nhà lớn sinh sống. Tôi không cạnh tranh căng tin, cũng không muốn mua đất gì cả, vì tôi có nhà rồi” - ông Quý nói.

Câu chuyện các cơ quan tố tụng ở Bình Chánh vội vàng hè nhau xử lý hình sự ông Tấn, ông Bỉ, rõ ràng không chỉ có mỗi mình đại tá Quý chịu trách nhiệm. Một mình ông, không thể làm được những chuyện kỳ quái như thế.

Nếu chỉ một mình ông chịu trách nhiệm, thì đúng là “nỗi oan đại tá”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm