| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Nguy cơ ngập lụt từ dự án xây nhà ở thương mại

Thứ Tư 17/06/2020 , 18:07 (GMT+7)

Dự án khu nhà ở thương mại phía Tây mương Phóng Thủy (TP Đồng Hới - Quảng Bình) đang gây khó cho người dân ở liền kề khu vực…

Dự án khu nhà ở thương mại phía Tây mương Phóng Thủy ở tổ dân phố 14, phường Bắc Lý (TP Đồng Hới - Quảng Bình). Nhà đầu tư cho dự án này là Công ty CP thương mại - quảng cáo - xây dựng - địa ốc Việt Hân (Cty Việt Hân), có trụ sở tại TP Hà Nội. Khi dự án triển khai giai đoạn đầu, nhiều hộ dân sinh sống liền kề đã gửi đơn kiến nghị lên các cấp để cầu cứu…

Nguyên nhân là sau khi cơ bản giai đoạn giải phóng và san lấp mặt bằng, nhà đầu tư đã cho xây tuyến kè chắn bằng đá vững chắc chia tách khu vực dân cư và đất dự án. Phía trong tường chắn, có xây rãnh tiêu thoát nước để nhắm thoát lũ cho toàn bộ khu dân cư các nhóm 3,4,5  thuộc tổ dân phố 14.

Con đường của ngõ 547 bị tường chắn lại. Ảnh: T.Phùng.

Con đường của ngõ 547 bị tường chắn lại. Ảnh: T.Phùng.

Hàng năm, vào mùa mưa, lượng nước đổ về địa bàn của các tổ dân cư  được tiêu thoát ra khu vực đồng ruộng (hiện đã được san lấp để thực hiện dự án) và phần nửa được tiêu thoát ra cống Phóng Thủy.

Thực tế rãnh tiêu thoát nước được nhà đầu tư xây ngoài tường chắn để chống ngập cho các cụm dân cư quá nhỏ so với nước mưa đổ về khiến nhiều người dân cũng thực sự lo âu khi rãnh thoát nước này quá nhỏ so với nước mưa đổ về.  Đưa chúng tôi đi xem rãnh thoát nước, ông Nguyễn Lanh (người dân xóm 4) nói chắc: “Rãnh chỉ rộng 0,3 m và cao 0,5 m thì thoát nước kiểu gì đây. Đó là chưa kể khoảng một năm sau thôi, bùn đất sẽ lấp đầy rãnh thì cũng khó mà đào bới được”.

Ông Nguyễn Văn Quân: 'Nếu có mưa lớn là thành lũ ngập nhà ngay'. Ảnh: T.Phùng.

Ông Nguyễn Văn Quân: “Nếu có mưa lớn là thành lũ ngập nhà ngay”. Ảnh: T.Phùng.

Tại ngõ 547 đường Lý Thường Kiệt, tổ dân phố 14, phường Bắc Lý, là tuyến đường bê tông rộng khoảng 4m nối thẳng ra cánh đồng. Đây như là tuyến thoát nước khi có mưa lớn về. Trước đây, khi có mưa lớn, nước mưa trong vùng cũng được tiêu thoát khá nhanh nhưng lắm khi vẫn bị ngập sâu. Nước tràn vào, nhiều nhà bận đi làm không biết nên hư hỏng hết tủ lạnh, máy giặt, đồ sinh hoạt khác.

Tuy nhiên, con đường này đã bị chắn ngang bởi tuyến kè của dự án thì nguy cơ ngập lụt sẽ còn cao hơn nữa.

 Ông Nguyễn Nam (ở nhóm 6) nhận định: “Từ lúc thi công dự án thì chưa xảy ra ngập vì không có mưa lớn. Nhưng sắp đến mùa mưa bão thì mất ruộng tiêu lũ, hệ thống rãnh nhỏ không đáp ứng được thì cả vùng dân cư rộng lớn này bị ngập là điều chắc chắn. Khi đó rồi thì người dân biết kêu ai đây”.

Từ tháng 2/2020, Cty Việt Hân đã triển khai việc san gạt, chống tái lấn chiếm và bố trí đường công vụ, mở đường đấu nối…

Khu nhà ở thương mại này có diện tích 11,6 ha, trong đó phạm vi dự án nhà ở thương mại gần 10 ha… Dự án được Cục quản lý đường bộ II (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cấp phép đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ 1 tại Km 660+085.

Rãnh thoát nước sát tường chắn nhỏ nên khó thoát nước, tiêu lũ cho khu dân cư. Ảnh: T.Phùng.

Rãnh thoát nước sát tường chắn nhỏ nên khó thoát nước, tiêu lũ cho khu dân cư. Ảnh: T.Phùng.

Đến đầu tháng 4/2020, Đội quy tắc và trật tự đô thị TP Đồng Hới lập biên bản vi phạm hành chính với các hành vi san lấp mặt bằng (khoảng 4 ha). Xác định hành vi của Cty Việt Hân đã vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nên UBND TP Đồng Hới ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Việt Hân với số tiền 30 triệu đồng.

Việc mở đường vào dự án đấu nối với Quốc lộ 1A (đường Lý Thường Kiệt) cũng làm cho người dân lo lắng. Theo hồ sơ cấp phép đấu nối của Cục quản lý đường bộ II, đối với vị trí đấu nối Quốc lộ 1 tại Km660+085 (điểm đường vào dự án) yêu cầu phải bố trí làn chuyển tốc có chiều rộng 3,5m, chiều ngang khoảng 100m.

Tuy nhiên, trên thực tế thì vỉa hè trước nhà các hộ dân ở đây chỉ rộng hơn 3m. “Nếu vậy thì chúng tôi không còn vỉa hè nữa. Mà cứ mở cửa là bước ra đường luôn. Như vậy sẽ rất nguy hiểm”- ông Nguyễn Lanh cho hay.

Điểm đấu nối Quốc lộ 1 với đường vào dự án bị người dân phản đối. Ảnh: T.Phùng.

Điểm đấu nối Quốc lộ 1 với đường vào dự án bị người dân phản đối. Ảnh: T.Phùng.

Trao đổi với NNVN, ông Phạm Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình cho hay, đã có 2 văn bản trả lời cho các hộ dân. Theo đó,  Sở Xây dựng sẽ phối hợp với nhà đầu tư tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Tổng cục đường bộ điều chỉnh đối với nội dung này cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cũng đang cùng nhà đầu tư xem xét đến phương án làm hồ chứa tiêu nước ở cụm dân cư và đặt hệ thống bơm điện để bơm tiêu lũ. Tuy nhiên, người dân ở tổ dân phố 14 thì nhà đầu tư nên thay đổi thiết kế, mở rộng rãnh thoát nước hơn hiện trạng bây giờ thì việc tiêu lũ được tự nhiên và có hiệu quả hơn rất nhiều.

“Nếu rãnh thoát nước, tiêu lũ này được thiết kế rộng trên 1m thì đảm bảo ngay việc chống lũ. Được vậy thì người dân chúng tôi cũng thấy hài lòng về sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như Sở Xây dựng trong việc thẩm định dự án”- một người dân ở tổ dân phố 14, phường Bắc Lý hy vọng nói.

  • Tags:
Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.