| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi dốc sức ứng phó với bão Noru

Thứ Hai 26/09/2022 , 18:06 (GMT+7)

Để giảm thiệt hại từ cơn bão Noru, ngay khi nhận được cảnh báo, chính quyền và người dân vùng biển tỉnh Quảng Ngãi đã dốc sức ứng phó để đảm bảo an toàn.

Người dân thôn Phước Thiện chằng chống nhà cửa bằng những bao cát. 

Người dân thôn Phước Thiện chằng chống nhà cửa bằng những bao cát. 

Dốc sức ứng phó với bão Noru

Ngày 26/9, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có báo cáo nhanh về tình hình triển khai công tác ứng phó với cơn bão Noru (bão số 4).

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đã có khoảng 5.133 tàu thuyền vào các cảng để neo đậu tránh trú. Trong đó, có hơn 1.000 tàu cá neo đậu tại 5 cảng cá và cảng neo trú tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi gồm: Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á, Sa Huỳnh và Lý Sơn.

Tính đến 5 giờ ngày 26/9 còn 511 tàu đang hoạt động trên các vùng biển. Hiện tất cả các tàu, thuyền trên đã nhận được thông tin về diễn biến, hướng di chuyển của bão và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Đối với các tàu đang ở khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa (87 tàu), hiện đang di chuyển về bờ hoặc di chuyển xuống phía Nam để tránh bão.

Trong khi đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã yêu cầu cấm các phương tiện hoạt động trên biển kể cả hoạt động vận chuyển khách ra vào Đảo Lý Sơn từ 12 giờ ngày 26/9. Ngoài ra, tỉnh cũng lên kế hoạch di dời dời 24.571 hộ với 84.426 khẩu tại các huyện, thị ven biển đến nơi tránh trú an toàn trước 10 giờ ngày 27/9.

Các tàu thuyền được yêu cầu di dời về bến đỗ an toàn.

Các tàu thuyền được yêu cầu di dời về bến đỗ an toàn.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ngãi đang tăng cường thông tin đến ngư dân về diễn biến, vị trí của bão số 4 để ngư dân chủ động phòng tránh, không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tại huyện huyện Lý Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Lý Sơn phối hợp cùng các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn đã huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ giúp nhân dân, các cơ quan, trường học cắt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa để phòng, chống bão. 

Bỏ công việc lo chằng chống nhà cửa

Ghi nhận tại vùng biển xã Hải Bình (huyện Bình Sơn), rất nhiều hộ dân đang hối hả chằng chống nhà cửa, phát quang cây cối.

Cũng như bao gia đình khác, khi nghe tin bão Noru có sức tàn phá khủng khiếp, gia đình chị Phạm Thị Hiền (37 tuổi, thôn Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) lại lo sợ nhà cửa, tài sản bị cuốn bay đi mất. Rút kinh nghiệm thiệt hại từ cơn bão số 9 (năm 2020), gia đình chị Hiền đã chuẩn bị hàng chục bao cát để chằng nhà. Sau hơn nửa ngày, gia đình chị cũng hoạn tất công việc chằng chống nhà, những lo lắng cũng vơi đi phần nào.

“Nghe đài thông báo, cơn bão số 4 đang đến gần nên gia đình phải nhanh chóng xúc cát chằng chống nhà để khỏi phải sợ tốc mái”, chị Hiền chia sẻ

Theo ghi nhận, người dân thôn Phước Thiện đang rất khẩn trương phòng chống bão chặt cây xanh, dùng cây chằng chống trên mái nhà… Ông Nguyễn Ngọc Lê (47 tuổi, thôn Phước Thiện) cho biết, năm 2009 và 2020, thôn Phước Thiện ven biển này tan hoang do bão. Hàng loạt căn nhà bị sập, phần do bão lớn, phần do triều cường từ biển đánh vào. Chính vì vậy, khi nhận được thông tin bão số 4 thì bạn tôi đánh tàu về cột kĩ lưỡng rồi về lo công việc nhà cửa để cho bớt tốc mái.

Tương tự, tại các thôn ven biển của xã Bình Hải, công tác chống báo diễn ra tất hối hả. Tại đây, chính quyền, công an và hội đoàn thể chia nhau ra các khu dân cư thông báo về tình hình bão Noru và vận động dân cách phòng tránh.

Các hộ dân mang cây lên mái nhà chằng chống.

Các hộ dân mang cây lên mái nhà chằng chống.

Một tay cầm sổ ghi chép, tau kia cầm loa, ông Võ Tấn Thuận, Trưởng thôn Phước Thiện đi khắp các con hẻm của khu làng biển để thông báo cho bà con biết về cơn bão Noru.

Ông Thuận cho biết, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của xã triển khai các kế hoạch như: Chuẩn bị phương án chằng chống nhà cửa, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Đặc biệt, ngoài chằng chống nhà cửa, bà con nơi đây cũng đang chuẩn bị trang thiết bị, lương thực, thực phẩm để chuẩn bị di dời.

Ông Võ Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết, từ ngày hôm qua chúng tôi đã phân công ban chỉ huy bám cơ sở để chỉ đạo rà soát các phương án và triển khai các biện pháp.

Trong đó, để đảm bảo tính mạng của người dân, lực lượng chức năng đã triển khai chằng chống nhà cửa, chặt tỉa các cành cây có nguy cơ bị sụp đổ, hướng dẫn đưa tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Đồng thời, rà soát lại phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ nguy hiểm đến nơi an toàn. Trong đó, huyện Bình Sơn dự kiến sẽ sơ tán trên 11.000 hộ với trên 38.000 nhân khẩu.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay các địa phương đã chủ động rà soát kiểm tra công tác di dời dân đối với những nơi có nguy cơ cao. Trong khi miền núi thì sạt lở cao còn đồng bằng có nguy cơ ngập lụt khi bão vào, điều này ảnh hưởng đến nhà dân, thậm chí sập nhà dân. Chính vì vậy, những vấn đề này các địa phương đang làm rất chủ động.

Theo báo cáo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, bắt đầu chiều tối ngày 27/9, khu vực ven biển Quảng Ngãi sẽ có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8, giật cấp 9 – 10, au đó sẽ tăng lên cấp 10 - 12, giật cấp 13 – 14. Các khu vực sâu trong đất liền gió mạnh cấp 8-9 sau tăng lên cấp 9 -10, giật cấp 11-12. Ngày 27/9 đến 28/9, trong đất liền tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến 150 - 350mm trên đợt, có nơi trên 400mm/đợt. Chính vì vậy, người dân cần chú ý đề phòng có lũ lớn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thấp.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.