Thống kê từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, tính đến ngày 11/10, trên địa bàn tỉnh này đã có 6 người tử vong và 6 người mất tích do mưa lũ gây ra.
Hàng chục ngàn hộ dân từ vùng đồng bằng cho đến miền núi xuôi đã phải bỏ lại nhà cửa để di dời, sơ tán đến nơi an toàn. Nhiều bản làng bản vùng cao đang bị cô lập cô lập vì nước lũ dâng cao, đường xá sạt lở.
Tại huyện miền núi Hướng Hóa, nhiều khu vực của thị trấn vùng biên Lao Bảo bị ngập sâu từ 1m đến 1,5m do nước sông Sê Pôn dâng cao. Nhiều tuyến đường vào các bản làng vùng sâu vùng xa bị sạt lở, nước lũ tràn qua cầu gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Đến nay, trên địa bàn huyện này đã có 4 trường hợp mất tích do mưa lũ. Trong đó, trường hợp đáng thương của 2 anh em ông Phạm Văn N. (sinh năm 1985) và ông Lê Quang H. (sinh năm 1992), thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa mất tích từ chiều 7/10 do lật đò khi đang di chuyển trên hồ thủy điện đến nay vẫn chưa tìm ra.
Ngoài ra, trường hợp tử vong do mưa lũ mới nhất được ghi nhận ở địa phương là em Hoàng Bảo L., sinh năm 2006, khóm Vĩnh Đông, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa.
Theo ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết: Hiện nay huyện đang ưu ưu tiên phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương có người mất tích cực tổ chức tìm kiếm nạn.
Tuy nhiên, thời tiết trên địa bàn đang có mưa rất to đã cản trở công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Dù vậy, chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết sức để sớm tìm ra các nạn nhân.
Tại huyện Hải Lăng, mưa lũ đã làm cho gần 80% diện tích đất đai của huyện này chìm trong nước lũ. Riêng tại xã vùng gò đồi Hải Lâm, huyện Hải Lăng có 3 thôn là Trường Phước, Thượng Nguyên và Xuân Lâm bị nước lũ bao vây, với hơn 2.000 người dân.
Trước tình thế nguy cấp của người dân, các lực lượng chức năng và chính quyền huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã điều động hàng trăm cán bộ, chiến sỹ dùng 5 ca nô công suất lớn, 1 xuồng cao su, 6 xe chuyên dụng khẩn trương tiếp cận hiện trường, thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ.
Mưa lũ kéo dài cũng khiến nước sông dâng trên các con sông của tỉnh Quảng Trị như sông Hiếu, Thạch Hãn, Ô Lâu, Đakrông... dâng cao làm nhiều khu vực bị tê liệt về giao thông.
Một số nơi người dân phải dùng đò để di chuyển giữa các giữa các khu vực. Đã xuất hiện tình trạng bị chia cắt cục bộ tại một số địa phương, khu vực thuộc địa bàn huyện Cam Lộ, huyện Hướng Hóa, huyện Đakrông do nhiều tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở gây ra.
Đặc biệt, mưa lũ làm sạt lở hàng chục điểm trên các tuyến đường huyết mạch của địa phương này như Quốc lộ 9, Đường Hồ Hồ Chí Minh nhánh Tây… làm trăm tấn đất đá đổ ập xuống tràn qua mặt đường, giao thông bị tê liệt trong thời gian dài.
Mưa lũ cũng gây thiệt hai lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thống kê cho thấy, đã có trên 790 ha diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân bị ngập, trôi.
Trong đó thiệt hại nặng nhất ở huyện Vĩnh Linh với hơn 410 ha, kế đó là huyện Triệu Phong với gần 194 ha… Tại huyện Triệu Phong, hơn 30 lồng nuôi cá của người dân cũng bị trôi mất gây thiệt hại nặng hoàn toàn.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở, gần sông suối, tính đến sáng 11/10, tỉnh Quảng Trị đã di dời sơ tán 6.934 hộ với 20.353 người dân; chủ yếu tập trung 2 huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa, Hải Lăng, Triệu Phong…
Ngoài ra, từ ngày 8/10, gần 169.000 học sinh trên địa bàn tỉnh nghỉ học trong ngày phải nghỉ học để đảm bảo an toàn tính mạng cho giáo viên và học sinh.
Theo ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để chủ động triển khai công tác ứng phó với mưa lũ, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương không được lơ là, chủ quan.
Hiện nay, bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa lũ, tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt các lực lượng chức năng nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích, đồng thời tỉnh sẽ sớmcó kế hoạch hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau lũ.