| Hotline: 0983.970.780

Quy định mới về khai thác, thương mại gỗ hợp pháp

Thứ Tư 23/10/2024 , 09:51 (GMT+7)

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP bổ sung quy định về quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực, phân loại danh mục gỗ rủi ro cần được bảo vệ theo pháp luật.

Nghị định 120 vừa được Chính phủ ban hành ngày 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Nghị định 120 vừa được Chính phủ ban hành ngày 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Nghị định 120/NĐ-CP ban hành ngày 30/9 định nghĩa gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác gỗ, trung chuyển và xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.

Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực

Nghị định 120 đã sửa Điều 5 của Nghị định 102, chỉ rõ các tiêu chí xếp loại quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực. Định kỳ trước 31/12 hằng năm hoặc khi có thay đổi, danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực sẽ được công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ NN-PTNT và trang thông tin điện tử của Cục Kiểm lâm.

Cụ thể, để đạt xếp loại này, quốc gia, vùng lãnh thổ phải đảm bảo một trong các tiêu chí:

Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT được Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) cấp cho từng lô hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu; có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố.

Đồng thời, đáp ứng thêm 1 trong 2 tiêu chí: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo Nghị định; hoặc đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.

Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.

Gỗ xử lý tịch thu đã được bỏ khỏi định nghĩa gỗ hợp pháp. Ảnh: VGP.

Gỗ xử lý tịch thu đã được bỏ khỏi định nghĩa gỗ hợp pháp. Ảnh: VGP.

Danh mục loài gỗ rủi ro

Nghị định 120 cũng chỉ rõ gỗ thuộc Danh mục loài rủi ro nếu thuộc một trong các tiêu chí sau: Gỗ thuộc các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục CITES); gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam; gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp.

Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ NN-PTNT chủ trì, công khai định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm. So với Nghị định 102, quy định mới giảm số lần công bố từ 2 xuống 1 lần/năm.

Nghị định 120 cũng tạo điều kiện về thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ.

Theo Nghị 102, sau khi phân loại lần đầu được thực hiện khi đăng ký vào Hệ thống thông tin phân loại, doanh nghiệp phải phân loại lần hai được thực hiện sau 1 năm kể từ khi phân loại lần đầu. Nhưng theo Nghị định mới, bước này được loại bỏ. Phân loại các lần tiếp theo đối với doanh nghiệp Nhóm I sẽ là 2 năm 1 lần, doanh nghiệp Nhóm II là 1 năm 1 lần.

Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp

So với Nghị định 102/2020/NĐ-CP ban hành trước đó, gỗ xử lý tịch thu đã được bỏ khỏi định nghĩa gỗ hợp pháp. Ngoài ra, Nghị định mới cũng kiểm soát chặt chẽ gỗ tạm nhập, tái xuất. Theo đó, loại gỗ này không còn nằm trong diện được cấp giấy phép FLEGT.

Giấy phép FLEGT hiện được cấp cho một lô hàng gỗ hợp pháp có mã HS thuộc Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT, của một chủ gỗ xuất khẩu đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào thị trường EU.

Xem thêm
Tôm Việt Nam chịu thuế chống trợ cấp 2,84%

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố kết quả cuối cùng trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá điều tra thuế chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Công bố Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2024

Ngày 24/10, Vietnam Report phối hợp với Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2024.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất