| Hotline: 0983.970.780

Quỹ Khuyến nông trở thành bệ đỡ cho nông dân huyện Thanh Oai

Thứ Năm 20/10/2022 , 14:20 (GMT+7)

Thiên tai cùng với những bệnh trên vật nuôi, dịch Covid-19 trên người đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông dân huyện Thanh Oai…

Sau gần 20 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi xã Liên Châu huyện Thanh Oai (Hà Nội) trở thành một trong những địa phương sản xuất nông nghiệp hàng hóa hình của Hà Nội. 119 ha ruộng trũng cấy vụ được vụ mất thủa nào nay đã biến thành khu trang trại kết hợp thả cá, chăn gà, nuôi vịt, trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Hiện số lượng đàn gia cầm của xã đạt khoảng trên 100.000 con, chủ yếu chuyên trứng giúp cung cấp sản phẩm tươi ngon không chỉ cho Hà Nội mà còn nhiều tỉnh thành khắp đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc.

Empty

Sản phẩm trứng gà của Liên Châu. Ảnh: NNVN.

Có được thành quả ấy một phần là nhờ sự hoạt động hiệu quả của Quỹ Khuyến nông thành phố Hà Nội. Theo thống kê trong suốt giai đoạn từ năm 2009 đến nay Quỹ khuyến nông đã giải ngân cho gần 180 lượt hộ vay trên địa bàn xã Liên Châu với số tiền khoảng 60 tỷ đồng. Đây được đánh là nguồn vốn mang lại hiệu quả kép cho các gia đình khi vừa hỗ trợ họ về vốn để sản xuất, kinh doanh, vừa giúp họ tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới và tư vấn về thị trường để tiêu thụ nông sản. Đồng thời Quỹ Khuyến nông còn giúp thúc đẩy việc chuyển đổi từ kinh tế hộ lên thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để có thể dễ dàng kết nối các doanh nghiệp, bao tiêu đầu ra vào các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn nhỏ.

Empty

Mô hình kết hợp nuôi vịt, thả cá ở xã Liên Châu. Ảnh: NNVN.

Anh Nguyễn Văn Khiêm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thanh Oai cho biết, trong những năm gần đây, các hộ vay vốn Quỹ Khuyến nông thì xã nào cũng có nhưng tập trung vào những vùng trọng điểm như Liên Châu, Cao Viên, Hồng Dương. Huyện đang có nhu cầu lớn về vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bởi có nhiều hộ chăn nuôi, trồng cây ăn quả hay nuôi trồng thủy sản cần tiền để duy trì sản xuất sau thời gian bị ngắt quãng về thị trường do Covid 19, hoặc là mở rộng quy mô, tái đàn do giá cả các sản phẩm chăn nuôi đang ở mức khá, nhất là trứng gà, trứng vịt.

Về vốn cho vay cơ giới hóa đồng bộ của thành phố đã giải ngân hết cả năm nhưng nhiều hộ trên địa bàn vẫn có nhu cầu mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, không tiếp cận được họ đành phải chuyển sang vay ngân hàng. Hiện Quỹ Khuyến nông mới cho vay tối đa 500 triệu, hơi thấp, nếu như được cho vay lên đến 1 tỉ, thời gian cho vay lâu hơn thì hiệu quả đem lại cho nông dân còn cao hơn nữa.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.