| Hotline: 0983.970.780

Tìm hiểu ngày Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp rơi vào ngày nào? Cần lưu ý điều gì?

Chủ Nhật 16/01/2022 , 20:20 (GMT+7)

Rằm tháng Chạp là ngày lễ cúng quan trọng trong truyền thống văn hóa của người dân Việt Nam. Vậy Rằm tháng Chạp là ngày mấy Dương lịch? Cần lưu ý gì?

Rằm tháng Chạp là ngày mấy Dương lịch? Trong ngày này cần lưu ý điều gì?

Rằm tháng Chạp là ngày mấy Dương lịch? Trong ngày này cần lưu ý điều gì?

Rằm tháng Chạp là ngày mấy Dương lịch?

Trong tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) có 3 lễ cúng quan trọng đối với người Việt, đó là lễ cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên. Như vậy, Rằm tháng Chạp được coi như là sự mở đầu của mùa Tết Nguyên đán.

Vì thế, mọi gia đình đều có ý thức chuẩn bị tươm tất, kỹ càng cho mâm cỗ và nghi lễ cúng cẩn thận hơn những ngày rằm bình thường.

Theo truyền thống của người Việt Nam, chúng ta thường cúng rằm tháng Chạp đúng ngày. Rằm tháng Chạp năm nay tức 15/12 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Hai ngày 17/1/2022. Các gia đình có thể chuẩn bị sẵn lễ cúng vào dịp cuối tuần để thứ Hai thực hiện.

Tuy nhiên, những gia đình mà mọi người đều bận rộn công việc, không thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày thì vẫn có thể thực hiện vào ngày 14, tức Chủ nhật. Vào ngày cuối tuần thong thả, việc chuẩn bị đồ lễ, mâm cỗ cũng như thực hiện các nghi thức cúng cũng dễ tươm tất, cẩn thận hơn.

Nhiều người tin rằng, lễ cúng rằm tháng Chạp không nên diễn ra quá sớm, tốt nhất là đúng rằm hoặc trước một ngày.

Rằm tháng Chạp cúng vào lúc nào, giờ nào là đẹp?

Hai ngày đẹp để tiến hành cúng rằm tháng Chạp:

  • Ngày 14/12 Âm lịch, tức ngày 16/1/2022 Dương lịch, ngày Kỷ Tỵ, tốt cho mọi việc.
  • Ngày 15/12 Âm lịch, tức ngày 17/1/2022 Dương lịch, ngày Canh Ngọ, khá tốt cho mọi việc, nhất là cầu cúng.

Giờ tốt để cúng rằm tháng Chạp:

  • Ngày 14 tháng Chạp: Mậu Thìn (7 giờ - 9 giờ); Canh Ngọ (11 giờ - 13 giờ); Tân Mùi (13 giờ - 15 giờ); Giáp Tuất (19 giờ - 21 giờ).
  • Ngày 15 tháng Chạp: Kỷ Mão (5 giờ - 7 giờ); Nhâm Ngọ (11 giờ - 13 giờ); Giáp Thân (15 giờ - 17 giờ); Ất Dậu (17 giờ - 19 giờ).

Lưu ý: Nên cúng rằm vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, không nên làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp như thế nào?

Mâm cúng rằm tháng Chạp đầy đủ nhất thường có các lễ vật sau: Hương, hoa tươi, hoa quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến. Ngoài lễ chay như trên thì cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Xôi (hoặc bánh chưng), thịt gà luộc, khoanh giò/chả, các món mặn khác như canh, đồ xào…

Với lễ cúng mặn, gia đình nào muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, gà luộc đại diện cho sự sung túc, giò/chả, nem rán, các món xào, món canh măng miến hoặc có thể thêm bánh chưng (hương vị đặc trưng của ngày Tết).

Lễ cúng rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Cúng rằm tháng Chạp là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hy vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu cầu khấn về sức khỏe, may mắn, bình an cho cả gia đình.

Trong ngày rằm tháng Chạp, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình. Theo các nhà sư, trong ngày rằm tháng Chạp cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Trong ngày Rằm tháng Chạp cần lưu ý điều gì?

Tháng Chạp còn được gọi là tháng củ mật. Cách gọi này là lời nhắc nhở lẫn nhau của người xưa rằng trong tháng cuối cùng của năm, cần hết sức thận trọng, cẩn tắc, tránh tối đa các sai sót. Những kiêng kỵ được đặt ra cũng nhằm mục đích đó.

Ngoài những kiêng kỵ hợp ký của dân gian từ xa xưa, cuộc sống hiện đại cũng bổ sung những điều kiêng kỵ khác nhằm bảo đảm tháng Chạp được tốt lành.

Dưới đây là những kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Chạp bạn cần lưu ý:

1. Không gây gổ, tránh tranh cãi, xung đột

Năm cùng tháng tận, ai cũng bận rộn, căng thẳng, việc mâu thuẫn, cãi cọ kéo dài với người khác dễ gây những hành động sai lầm, làm việc sai sót, hoặc chí ít cũng phát sinh năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến vận trình năm mới.

Nguyên nhân khác của tục kiêng này là nỗi lo ông bà tổ tiên về thăm con cháu, nếu nghe thấy những điều gây gổ sẽ trách phạt. Tháng Chạp là tháng làm ăn, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến tài lộc ra đi, buôn bán ế ẩm.

2. Kiêng nhặt tiền rơi

Dân gian cho rằng trong tháng Chạp, nhiều gia đình tổ chức cúng bái, rải tiền thật để dẫn đường cho ma quỷ nên nếu nhặt tiền rơi sẽ dễ bị ma quỷ quấy rối. Thời hiện đại bài trừ mê tín, chúng ta nên "kiêng" theo kiểu mới: Không chiếm dụng tiền rơi; nếu không tìm được chủ nhân của món tiền đó thì có thể quyên góp từ thiện.

3. Kiêng vay mượn

Dân gian cho rằng vay mượn cuối năm không đem lại may mắn vì món nợ vắt sang năm mới sẽ báo hiệu một năm đen đủi, nợ nần ngập đầu, không ăn nên làm ra. Vì vậy nếu có nợ ai, người ta cũng cố gắng để trả hết trong năm cũ. Theo quan điểm hiện đại, việc kiêng vay mượn trong tháng Chạp nên được hiểu là tránh gây phiền phức cho người khác, vì cuối năm ai cũng cần tiền để giải quyết công việc và sắm sửa có một cái Tết sung túc.

4. Kiêng để nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc

Theo quan niệm dân gian, trong tháng Chạp, việc để nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc sẽ mang đến điều xui xẻo cho cả gia đình trong năm tới. Thực tế, môi trường sống như vậy sẽ khiến con người dễ đau ốm, dẫn đến công việc đình trệ, mất tiền chạy chữa, không gì đen đủi bằng.

5. Tránh đổ vỡ

Trong nhiều nền văn hóa, đổ vỡ đồ đạc bị xem là điềm xui xẻo, vì vậy người ta hết sức tránh trong những thời điểm như năm hết Tết đến. Khi đồ đạc đổ vỡ, điều xui xẻo dễ nhận thấy nhất là mất đồ, tốn tiền sắm lại, nguy cơ tai nạn thương tích cho người trong gia đình cũng tăng lên.

6. Lái xe sau khi uống bia rượu: Đây là điều kiêng kỵ mới được bổ sung trong hoàn cảnh sống hiện đại. Nếu lái xe sau khi uống bia rượu, bạn có nguy cơ bị công an ghi phạt và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn giao thông, hại mình, hại người. Đây chắc chắn là vận đen lớn nhất đối với bất cứ ai trong tháng củ mật này.

7. Làm việc quá sức

Tháng Chạp nhiều việc nhưng bạn cần cố gắng giữ cơ thể ở tình trạng khỏe khoắn, sáng suốt nhất có thể, sắp xếp công việc một cách khoa học, không quá tham lam, ôm đồm. Sự kiệt sức dễ dẫn đến các quyết định sai lầm và tạo thành vận đen cuối năm, thậm chí ảnh hưởng đến cả năm sau.

8. Tiệc tùng vô tội vạ

Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, đột quỵ, chảy máu dạ dày… là những vận đen mà nhiều người gặp phải trong tháng củ mật do những bữa tiệc tất niên triền miên. Rượu bia nhiều cũng sẽ khiến bạn thiếu tỉnh táo và dễ bị quên đồ, bị trộm cắp, bị lừa đảo…

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan

Rạng sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan.

Thi công hạ tầng hồ chứa nước lớn nhất miền Tây vượt tiến độ

Trà Vinh Dự án hạ tầng Hồ chứa nước Láng Thé, hiện đạt tiến độ thi công trên 15%, trong đó gói thầu số 34 đạt 34% khối lượng công việc.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Về 'đại công xưởng' vàng mã đất Bắc dịp Tết ông Công ông Táo

Làng Song Hồ, Bắc Ninh, không chỉ nổi tiếng với tranh Đông Hồ mà còn là 'đại công xưởng' vàng mã lớn nhất cả nước, nhộn nhịp sản xuất mỗi dịp Tết âm lịch.