| Hotline: 0983.970.780

Rượu, bia và nồng độ cồn

Thứ Năm 15/09/2011 , 10:56 (GMT+7)

Xin cho biết trong bia và rượu có bao nhiêu cồn? Vì sao CSGT bắt đầu kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông?

* Xin cho biết trong bia và rượu có bao nhiêu cồn? Vì sao cảnh sát giao thông bắt đầu kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông?

Đặng Tiến Vũ, Gia Lâm, Hà Nội

Trong rượu và bia đều có chứa cồn, tức là ethanol (hay rượu etylic- C2H5OH). Tùy theo từng loại rượu bia khác nhau mà nồng độ cồn khác nhau rất nhiều. Cụ thể là, bia tùy loại mà có chứa 1 – 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Rượu vang thường chứa 7 – 14% cồn, thường vào khoảng 12%. Rượu mùi chứa khoảng 15 – 75% cồn, thông thường dưới 30%. Rượu mạnh thường chứa tới khoảng 30 – 55% cồn, rượu gạo (cuốc lủi) thường chứa khoảng 30-40% cồn.

Chính phủ vừa ra Nghị quyết số 88 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong Nghị quyết này có phần yêu cầu các bộ, ngành liên quan tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu bia. Trong đó, Bộ Y tế và Bộ Công an trong quý IV năm nay phải ban hành được quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người tham gia điều khiển phương tiện giao thông.

“Phòng chống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông” là chủ đề của Tháng An toàn giao thông Quốc gia 2011 diễn ra trên toàn quốc từ 31/8 đến 30/9/2011. Tại nhiều quốc gia có luật điều chỉnh về nồng độ cồn trong máu (BAC) khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. Trong rượu tự chế tạo còn có lẫn rượu mêtylic (methanol) là một chất rất độc hại đối với cơ thể.

Việc kiểm soát nồng độ cồn với người tham gia giao thông là việc làm cần thiết để hạn chế các tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia. Chúng ta nên nhớ rằng, trong 7 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã có hơn 12.000 người chết và bị thương. Như vậy trung bình trong vòng 1 ngày có 57 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông.

Trong dịp lễ 2/9 vừa qua, bình quân mỗi ngày, khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng tiếp nhận hơn 30 ca chấn thương vì tai nạn giao thông, riêng ngày 2/9 có tới 75 trường hợp, tăng 20% so với dịp lễ năm 2010. Trong số này có hơn 50% người có sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông.

Cơ quan chức năng cũng cho biết khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông, tương đương với 11% số người tử vong là có liên quan đến rươu, bia. Bệnh nhân tăng đột biến gây quá tải tại các khoa hồi sức cấp cứu, ngoại chấn thương. Sau dịp nghỉ lễ, tai nạn giao thông cũng vẫn không giảm. Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, ngày 6/9/2011, cả nước vẫn còn xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 33 người.

Uống rượu bia quá nhiều không chỉ gây nguy hiểm cho mọi người tham gia lưu thông mà còn làm tiêu tốn quá nhiều tiền bạc. Viện Chiến lược và chính sách (Bộ Y tế) cho biết, trung bình người Việt Nam sử dụng tới 6,4 cốc bia/ngày (21,1 cốc/tuần). Trẻ em, phụ nữ và cư dân nông thôn không hoặc ít uống bia. Vậy thì mức độ uống bia của thanh niên thành phố sẽ lớn biết ngần nào?

Mỗi năm nước ta tiêu thụ tới 1,5 tỷ lít bia và khoảng 350 triệu lít rượu. Đấy là chưa kể đến khoảng 2.000 loại các thứ rượu, bia tự nấu theo phương pháp thủ công (!). Tính toán sơ bộ cho thấy người Việt Nam đã chi tới khoảng 6- 7 nghìn tỷ đồng mỗi năm cho bia, rượu (con số này tăng lên khoảng 10% mỗi năm). Con số này bằng khoảng 1,5% GDP mỗi năm và bằng số tiền thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2006.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất