| Hotline: 0983.970.780

Sa Pa mùa lúa chín đẹp như tranh vẽ

Thứ Bảy 03/09/2022 , 14:22 (GMT+7)

Vì mỗi năm chỉ có một vụ nên đây là thời điểm duy nhất để ngắm một Sa Pa khác lạ với những ruộng lúa bậc thang chín vàng.

Chắc hẳn nhiều người biết đến Sa Pa là xứ sở sương mù của Tây Bắc. Không những vậy, thời tiết ở Sa Pa trong một ngày có đến 4 mùa. Thế nhưng, Sa Pa còn có một mùa khác, rất đẹp và lạ mắt, đó là mùa lúa chín. 

Chắc hẳn nhiều người biết đến Sa Pa là xứ sở sương mù của Tây Bắc. Không những vậy, thời tiết ở Sa Pa trong một ngày có đến 4 mùa. Thế nhưng, Sa Pa còn có một mùa khác, rất đẹp và lạ mắt, đó là mùa lúa chín. 

Ruộng bậc thang ở Sa Pa tạo nên một khung cảnh đẹp hút mắt giữa núi rừng hùng vĩ. Việc canh tác khó khăn không phải trở ngại đối với bà con vùng cao, nhưng do thời tiết nên mỗi năm ở đây, người dân chỉ có thể trồng một vụ lúa. 

Ruộng bậc thang ở Sa Pa tạo nên một khung cảnh đẹp hút mắt giữa núi rừng hùng vĩ. Việc canh tác khó khăn không phải trở ngại đối với bà con vùng cao, nhưng do thời tiết nên mỗi năm ở đây, người dân chỉ có thể trồng một vụ lúa. 

Với người dân vùng cao, đặc biệt là bà con dân tộc Mông, đất đai để canh tác rất quan trọng. Với những người họ hàng, họ có thể cho tặng nhau ruộng hoặc bán với giá rất rẻ để cùng nhau canh tác, có của ăn của để chứ không bán ra ngoài dù được trả giá cao hơn. 

Với người dân vùng cao, đặc biệt là bà con dân tộc Mông, đất đai để canh tác rất quan trọng. Với những người họ hàng, họ có thể cho tặng nhau ruộng hoặc bán với giá rất rẻ để cùng nhau canh tác, có của ăn của để chứ không bán ra ngoài dù được trả giá cao hơn. 

Sa Pa mùa lúa chín rơi vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9. Vì mỗi năm chỉ có một vụ, nên đây là khoảng thời gian đẹp nhất và duy nhất trong năm có thể chiêm ngưỡng mùa vàng ở vùng cao Tây Bắc.

Sa Pa mùa lúa chín rơi vào thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9. Vì mỗi năm chỉ có một vụ, nên đây là khoảng thời gian đẹp nhất và duy nhất trong năm có thể chiêm ngưỡng mùa vàng ở vùng cao Tây Bắc.

Du khách nước ngoài rất thích thú với việc khám phá không gian văn hóa các dân tộc ở Sa Pa. Ở đây còn giữ được nhiều nét văn hóa của bà con dân tộc thiểu số từ tập quán canh tác, tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày...

Du khách nước ngoài rất thích thú với việc khám phá không gian văn hóa các dân tộc ở Sa Pa. Ở đây còn giữ được nhiều nét văn hóa của bà con dân tộc thiểu số từ tập quán canh tác, tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày...

Một góc homestay La Beauté của người dân ở Sa Pa. Homestay này nằm ở xã Sử Pán (Sa Pa, Lào Cai) gần đường tỉnh lộ 152. Sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông đen và người Dao đỏ nằm cheo leo trên sườn núi, nhìn xuống thung lũng Mường Hoa. 

Một góc homestay La Beauté của người dân ở Sa Pa. Homestay này nằm ở xã Sử Pán (Sa Pa, Lào Cai) gần đường tỉnh lộ 152. Sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông đen và người Dao đỏ nằm cheo leo trên sườn núi, nhìn xuống thung lũng Mường Hoa. 

Hai em bé người Mông ngồi trên mỏm đá nằm trên phần ruộng của gia đình. Ở đây, việc canh tác khá vất vả do địa hình đồi núi, chia cắt. Thế nên, mỗi vụ mùa đến, trẻ con người già đều phấn khởi nhất là khi vụ mùa bội thu. Đó là những thành quả lao động của họ sau những ngày làm việc vất vả trên nương, rẫy.

Hai em bé người Mông ngồi trên mỏm đá nằm trên phần ruộng của gia đình. Ở đây, việc canh tác khá vất vả do địa hình đồi núi, chia cắt. Thế nên, mỗi vụ mùa đến, trẻ con người già đều phấn khởi nhất là khi vụ mùa bội thu. Đó là những thành quả lao động của họ sau những ngày làm việc vất vả trên nương, rẫy.

Ngoài việc đồng áng, bà con dân tộc ở Sử Pán (Sa Pa, Lào Cai) cũng có thêm nguồn thu khác khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là homestay. Khu vực này còn khá hoang sơ và có cảnh đẹp nên mặc dù nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa hơn chục cây số nhưng vẫn hút du khách đến tham quan.

Ngoài việc đồng áng, bà con dân tộc ở Sử Pán (Sa Pa, Lào Cai) cũng có thêm nguồn thu khác khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đặc biệt là homestay. Khu vực này còn khá hoang sơ và có cảnh đẹp nên mặc dù nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa hơn chục cây số nhưng vẫn hút du khách đến tham quan.

Mùa vàng rực rỡ ở Sa Pa. Khó có thể diễn tả hết cảnh đẹp vào mùa lúa chín ở đây. Tiềm ẩn trong mỗi bông lúa chín là vẻ đẹp của lao động, của công sức, mồ hôi của bà con người Mông, người Dao... 

Mùa vàng rực rỡ ở Sa Pa. Khó có thể diễn tả hết cảnh đẹp vào mùa lúa chín ở đây. Tiềm ẩn trong mỗi bông lúa chín là vẻ đẹp của lao động, của công sức, mồ hôi của bà con người Mông, người Dao... 

Một góc nhìn toàn cảnh vào buổi sớm nơi canh tác của bà con dân tộc thiểu số sinh sống gần suối Mường Hoa (Sa Pa, Lào Cai). 

Một góc nhìn toàn cảnh vào buổi sớm nơi canh tác của bà con dân tộc thiểu số sinh sống gần suối Mường Hoa (Sa Pa, Lào Cai). 

Khi dạo bộ trên những ruộng lúa bậc thang chín vàng ở Sa Pa, du khách có cảm giác thư thái, cảm nhận được trong không gian mát lành của thời tiết và mùi của lúa chín.

Khi dạo bộ trên những ruộng lúa bậc thang chín vàng ở Sa Pa, du khách có cảm giác thư thái, cảm nhận được trong không gian mát lành của thời tiết và mùi của lúa chín.

Xem thêm
Nắng nóng 'thiêu đốt' vườn cà phê Đắk Nông

Nắng nóng 'thiêu đốt' vườn cà phê Đắk Nông. Cháy rừng ở biên giới Kiên Giang cơ bản được khống chế. Ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản. Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Trà tại Thái Nguyên.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Canh lửa rừng giữa cao điểm nắng hạn

Đồng Nai Đang cao điểm mùa khô, vùng Đông Nam bộ có những ngày nắng nóng tới 39 - 40 độ C, khiến cho những cánh rừng càng thêm khô khát. Hiện các đơn vị quản lý rừng đang tăng cường lực lượng tuần tra, canh lửa suốt ngày đêm tại tất cả các khu vực trọng điểm nhằm giữ màu xanh cho rừng.

Nuôi gà lai chọi theo hướng VietGAP mỗi năm thu về cả tỷ đồng

Hải Phòng Với quy mô 1,2 vạn con cho mỗi lứa, giá đạt 63.000 đồng/kg cho gà mái và 52.000 đồng cho gà trống, mỗi lứa gia đình chị Bùi Thị Thoa, ở xã Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên), thu về trên 300 triệu đồng, một năm nuôi được 3 lứa, tổng cộng sẽ thu về gần 1 tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bình luận mới nhất