| Hotline: 0983.970.780

Về Bảy Núi dịp 2/9 trải nghiệm bay, ngắm khinh khí cầu bay trên không trung

Thứ Sáu 02/09/2022 , 14:46 (GMT+7)

An Giang Lễ hội khinh khí cầu diễn ra từ ngày 2-3/9, tại Khu Thể thao Du lịch Tà Pạ - Soài Chek, huyện Tri Tôn (An Giang) đã thu hút hàng ngàn người đến xem.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, đến với Tri Tôn, du khách không chỉ được đắm mình trong những sắc màu lễ hội, khám phá vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của vùng Bảy Núi An Giang mà còn được tìm hiểu các gian hàng ẩm thực địa phương, hòa mình trải nghiệm bay, ngắm 17 khinh khí cầu bay trên vùng trời Tây Nam của Tổ quốc.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, đến với Tri Tôn, du khách không chỉ được đắm mình trong những sắc màu lễ hội, khám phá vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của vùng Bảy Núi An Giang mà còn được tìm hiểu các gian hàng ẩm thực địa phương, hòa mình trải nghiệm bay, ngắm 17 khinh khí cầu bay trên vùng trời Tây Nam của Tổ quốc.

Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang chia sẻ, lễ hội quy tụ 17 khinh khí cầu các loại, trong đó có 14 khinh khí cầu cấp 1 bay treo lơ lửng ở độ cao từ 20 - 40m, 3 khinh khí cầu bay treo với độ cao tối đa không quá 50m tính từ mặt đất, sẽ chở du khách tham quan ngắm cảnh huyện Tri Tôn. Thời gian phục vụ du khách buổi sáng từ 7h đến 9h30 và buổi chiều từ 15h30 phút trở đi.

Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang chia sẻ, lễ hội quy tụ 17 khinh khí cầu các loại, trong đó có 14 khinh khí cầu cấp 1 bay treo lơ lửng ở độ cao từ 20 - 40m, 3 khinh khí cầu bay treo với độ cao tối đa không quá 50m tính từ mặt đất, sẽ chở du khách tham quan ngắm cảnh huyện Tri Tôn. Thời gian phục vụ du khách buổi sáng từ 7h đến 9h30 và buổi chiều từ 15h30 phút trở đi.

Điểm nổi bật tại sự kiện lần này, có khoảng 600 cán bộ, công chức huyện, xã, lực lượng công an, quân sự, công đoàn viên, đoàn viên thanh niên, học sinh, chức sắc tôn giáo, dân tộc... đại diện cho toàn thể khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các thành phần dân cư trên địa bàn huyện Tri Tôn xếp thành hình bản đồ Việt Nam, thực hiện nghi thức lễ chào cờ Tổ quốc quy mô kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay tại huyện Tri Tôn.

Điểm nổi bật tại sự kiện lần này, có khoảng 600 cán bộ, công chức huyện, xã, lực lượng công an, quân sự, công đoàn viên, đoàn viên thanh niên, học sinh, chức sắc tôn giáo, dân tộc... đại diện cho toàn thể khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các thành phần dân cư trên địa bàn huyện Tri Tôn xếp thành hình bản đồ Việt Nam, thực hiện nghi thức lễ chào cờ Tổ quốc quy mô kỷ lục lớn nhất từ trước đến nay tại huyện Tri Tôn.

Sự kiện diễn ra đúng dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng là dịp Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer và 190 năm tỉnh An Giang hình thành và phát triển (1832 - 2022). Lễ khai mạc diễn ra hồi 7h30 ngày 2/9, kết hợp các tiết mục văn nghệ, nghi thức chào cờ, phát biểu khai mạc, trao quà lưu niệm... sau đó bắt đầu thả bay khinh khí cầu cho đến chiều 3/9.

Sự kiện diễn ra đúng dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng là dịp Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer và 190 năm tỉnh An Giang hình thành và phát triển (1832 - 2022). Lễ khai mạc diễn ra hồi 7h30 ngày 2/9, kết hợp các tiết mục văn nghệ, nghi thức chào cờ, phát biểu khai mạc, trao quà lưu niệm... sau đó bắt đầu thả bay khinh khí cầu cho đến chiều 3/9.

Lá cờ đỏ sao vàng với chiều rộng 200m2 sẽ được khinh khí cầu đưa lên độ cao 50m trên bầu trời. Các khinh khí cầu cấp 1 lộng lẫy, đa sắc màu sẽ đồng loạt bay lên tạo nên quang cảnh hoành tráng dưới chân núi Phụng Hoàng để chào mừng Quốc khánh 2/9. Cùng với đó, các cánh dù lượn sẽ bay vòng quanh không gian lễ chào cờ phun khói màu đỏ… Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu môn thể thao độc đáo khinh khí cầu lần đầu tiên được tổ chức tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gắn với hình ảnh vùng đất, con người Tri Tôn, An Giang thơ mộng, nghĩa tình, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, khám phá.

Lá cờ đỏ sao vàng với chiều rộng 200m2 sẽ được khinh khí cầu đưa lên độ cao 50m trên bầu trời. Các khinh khí cầu cấp 1 lộng lẫy, đa sắc màu sẽ đồng loạt bay lên tạo nên quang cảnh hoành tráng dưới chân núi Phụng Hoàng để chào mừng Quốc khánh 2/9. Cùng với đó, các cánh dù lượn sẽ bay vòng quanh không gian lễ chào cờ phun khói màu đỏ… Qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu môn thể thao độc đáo khinh khí cầu lần đầu tiên được tổ chức tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gắn với hình ảnh vùng đất, con người Tri Tôn, An Giang thơ mộng, nghĩa tình, sẵn sàng chào đón du khách đến tham quan, khám phá.

'Có thể nói, đây là lần đầu tiên chúng tôi làm loại hình này, do vậy nên phải hết sức cố gắng để phục vụ bà con và du khách. Nếu thời tiết ủng hộ, hy vọng qua sự kiện này, bà con, người dân, du khách trong và ngoài tỉnh, sẽ biết đến Tri Tôn nhiều hơn với hình ảnh một vùng đất xinh đẹp, nghĩa tình', ông Hoàng Ngọc Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chiến Thắng, đơn vị tổ chức bay khinh khí cầu nói.

"Có thể nói, đây là lần đầu tiên chúng tôi làm loại hình này, do vậy nên phải hết sức cố gắng để phục vụ bà con và du khách. Nếu thời tiết ủng hộ, hy vọng qua sự kiện này, bà con, người dân, du khách trong và ngoài tỉnh, sẽ biết đến Tri Tôn nhiều hơn với hình ảnh một vùng đất xinh đẹp, nghĩa tình", ông Hoàng Ngọc Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chiến Thắng, đơn vị tổ chức bay khinh khí cầu nói.

Cũng theo lời ông Nam, sự kiện lần này, đơn vị sẽ cho thổi 1 khinh khí cầu bằng vải lớn, để mọi người có thể vào bên trong được, để mọi người trải nghiệm sờ, nắm vào khinh khí cầu.

Cũng theo lời ông Nam, sự kiện lần này, đơn vị sẽ cho thổi 1 khinh khí cầu bằng vải lớn, để mọi người có thể vào bên trong được, để mọi người trải nghiệm sờ, nắm vào khinh khí cầu.

Vào đêm hoa đăng, khi thổi một luồng lửa vào, khinh khí cầu sẽ sáng rực như một đèn lồng, khi đó lửa sẽ bập bùng theo tiếng nhạc, mọi người có thể hòa mình vào các điệu múa dân tộc, nhảy múa cùng nhau chung quanh những quả khinh khí cầu xinh đẹp. Nếu năm nay thuận lợi sẽ là khởi đầu cho những lễ hội khinh khí cầu thường niên tại Tri Tôn, An Giang, đại diện đơn vị tổ chức cho biết.

Vào đêm hoa đăng, khi thổi một luồng lửa vào, khinh khí cầu sẽ sáng rực như một đèn lồng, khi đó lửa sẽ bập bùng theo tiếng nhạc, mọi người có thể hòa mình vào các điệu múa dân tộc, nhảy múa cùng nhau chung quanh những quả khinh khí cầu xinh đẹp. Nếu năm nay thuận lợi sẽ là khởi đầu cho những lễ hội khinh khí cầu thường niên tại Tri Tôn, An Giang, đại diện đơn vị tổ chức cho biết.

Theo ông Hoàng Ngọc Nam, với kinh nghiệm 18 năm bay khắp các nước Đông Nam Á, năm nay công ty đưa về Tri Tôn 2 loại khinh khí cầu, trong đó có các khinh khí cầu đạt cấp 7 theo tiêu chuẩn quốc tế, với sức nâng đến 500kg, nếu bay lơ lửng sẽ chứa được 3 - 4 người lớn hoặc 6 - 7 trẻ em bay cùng lúc.

Theo ông Hoàng Ngọc Nam, với kinh nghiệm 18 năm bay khắp các nước Đông Nam Á, năm nay công ty đưa về Tri Tôn 2 loại khinh khí cầu, trong đó có các khinh khí cầu đạt cấp 7 theo tiêu chuẩn quốc tế, với sức nâng đến 500kg, nếu bay lơ lửng sẽ chứa được 3 - 4 người lớn hoặc 6 - 7 trẻ em bay cùng lúc.

Ông Nam còn hứa hẹn trong năm tới sẽ thực hiện cho khinh khí cầu bay xa nhất đến núi Cấm, tới Ba Chúc và cũng có thể bay qua Tà Đảnh, núi Sam, núi Sập hay thậm chí đến TP Châu Đốc với khoảng đường bay từ 25-35km.

Ông Nam còn hứa hẹn trong năm tới sẽ thực hiện cho khinh khí cầu bay xa nhất đến núi Cấm, tới Ba Chúc và cũng có thể bay qua Tà Đảnh, núi Sam, núi Sập hay thậm chí đến TP Châu Đốc với khoảng đường bay từ 25-35km.

Đến với lễ hội lần này, ngoài được chụp hình, trải nghiệm đêm Hoa đăng tại Quảng trường Thái Quốc Hùng vào lúc 19h ngày 2/9, các chương trình văn nghệ, hoạt động triển lãm, các gian hàng ẩm thực và tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào Khmer, bà con nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa còn được tham gia chương trình biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ, không có động cơ và Lễ hội đua bò Bảy Núi….

Đến với lễ hội lần này, ngoài được chụp hình, trải nghiệm đêm Hoa đăng tại Quảng trường Thái Quốc Hùng vào lúc 19h ngày 2/9, các chương trình văn nghệ, hoạt động triển lãm, các gian hàng ẩm thực và tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào Khmer, bà con nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa còn được tham gia chương trình biểu diễn dù lượn, diều lượn có động cơ, không có động cơ và Lễ hội đua bò Bảy Núi….

Đây là Lễ hội khinh khí cầu lần đầu tiên được tổ chức tại vùng đất miền Tây Nam bộ.

Đây là Lễ hội khinh khí cầu lần đầu tiên được tổ chức tại vùng đất miền Tây Nam bộ.

Đến 9 giờ ngày 2/9, hàng chục ngàn người ở khắp nơi vẫn tấp nập đổ về Lễ hội khinh khí cầu Tri Tôn năm 2022.

Đến 9 giờ ngày 2/9, hàng chục ngàn người ở khắp nơi vẫn tấp nập đổ về Lễ hội khinh khí cầu Tri Tôn năm 2022.

Xem thêm
Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực?

30 năm thành lập Viện Cây ăn quả miền Nam. Vì sao nên nuôi tôm càng xanh toàn đực? Mô hình tôm - rừng Ngọc Hiển đạt chuẩn ASC nhóm. Xe chở rác lao xuống sông, 2 người mất tích.

Kiểm soát những 'mối nguy', tạo vùng trồng sầu riêng bền vững

ĐBSCL Việc ký kết các nghị định thư liên quan đến xuất khẩu sầu riêng tươi và động lạnh là bước tiến quan trọng trong thương mại nông sản, đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp không ngừng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, cải thiện chất lượng.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

Gần 1.300 công trình thủy lợi ở Thanh Hóa bị hư hỏng, xuống cấp

Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối, trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Việc đại tu, sửa chữa còn hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng.