| Hotline: 0983.970.780

Sách Lịch sử VN phổ thông bị kiến nghị thu hồi phần viết về nhà Trần

Thứ Hai 02/07/2018 , 08:09 (GMT+7)

Năm 2018, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật xuất bản bộ sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông” gồm 9 tập, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Sử học Việt Nam biên soạn.

Trong tập 3, từ thế kỷ X đến năm 1593, do PGS. TS Nguyễn Minh Tường làm chủ biên, phần viết về nhà Trần (1225 – 1400) khiến nhiều bạn đọc, nhất là con cháu họ Trần hết sức bất bình vì bị cho là bịa đặt ra bố đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ.

Ngày 1/6, Ban liên lạc họ Trần Việt Nam có thư kiến nghị thu hồi tập sách này.
 

Bố Trần Thủ Độ là ai?

Tập 3, trang 194, viết về Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ như sau: “Trần Thủ Độ sinh ra ở khu Bến Trấn, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)”.

Đại tá Trần Nguyên Trung, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Hậu cần (Bộ Quốc phòng) khẳng định viết như vậy là không đúng. Bến Trấn thuộc hương Tinh Cương xưa, nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, chứ không phải xã Thái Phương. Ở đây có thôn Tam Đường là nơi có đền thờ Tổ họ Trần, có lăng mộ của Thái tổ Trần Thừa, lăng mộ của ba vị vua Trần có nhiều công lao với nước: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và mộ bốn Hoàng hậu, được nhân dân hương khói thờ phụng suốt 800 năm nay.

15-34-56_img_1399
Đại tá Trần Nguyên Trung

Trong phần nội dung viết về Trần Thủ Độ, sách của Viện Sử học viết: “Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị và nguyên Tổ của nhà Trần là Trần Lý...” . Ở đây, xuất hiện một nhân vật lịch sử mới là “Trần Hoằng Nghị”, một người chưa hề được đề cập trong bất cứ tài liệu lịch sử nào liên quan đến triều đại nhà Trần.

“Các sách sử Việt Nam chưa bao giờ nói Trần Lý có em trai, cũng chưa bao giờ nói đến nhân vật lịch sử nào có tên là Trần Hoằng Nghị”, Đại tá Trần Nguyên Trung bình luận.

Đến nay chúng ta không tìm được bất cứ tài liệu lịch sử đáng tin cậy nào viết về thân sinh Trần Thủ Độ. Trong các tài liệu chính sử của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục.... đều nói rõ Trần Thủ Độ mồ côi cha mẹ từ bé và ở với bác ruột là Trần Lý, tại Lưu Gia Trang (nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Từ năm 2007 đến nay, trong một số ấn phẩm tự phát hành đã có những thông tin về nhân vật có tên Tràn Hoằng Nghị là thân sinh Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, các ấn phẩm này, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, do không được cơ quan chuyên môn chính thống là Viện Sử học kiểm soát thì có thể coi như hàng chợ, bán chữ kiếm tiền.

Khi bộ sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông” ra đời, gồm 9 tập, do Viện Sử học công bố, trong đó nội dung ghi rõ thân sinh Thái sư Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị, đã khiến một cán bộ từng công tác ở Viện Sử học phải thốt lên: “Quốc sử quán mà viết bậy như thế thì còn biết tin vào đâu nữa?”.

Thiếu tướng, Phó Giáo sư Đào Trần Quang Cát, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II – Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn Việt Nam chia sẻ, ông đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc trước việc biến một người không rõ tông tích thành ông tổ họ Trần.
 

Cần làm rõ

Ban liên lạc họ Trần Việt Nam kiến nghị các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, xác minh đầy đủ các thông tin nêu trên và có đánh giá, kết luận cụ thể, khách quan, trung thực, chính xác.

15-34-56_lsvn_2
15-34-56_lsvn_3
Cuốn sách lịch sử viết những điều phi lịch sử

“Đề nghị cho thu hồi ngay “Lịch sử Việt Nam phổ thông”, tập 3, do ông Nguyễn Minh Tường là chủ biên, chấn chỉnh lại những sai sót, không để sách phát hành khi còn những “hòn sỏi” lớn như hiện nay. Là sách lịch sử của quốc gia mà viết những điều phi lịch sử thì không thể chấp nhận được”, trích kiến nghị.

Ban liên lạc họ Trần cũng đề xuất cho thay chủ biên tập 3 sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông” để đảm bảo tính khách quan”. Đồng thời mời các cơ quan báo chí tham gia để thêm điều kiện làm sáng tỏ sự việc bịa đặt nhân vật lịch sử Trần Hoằng Nghị là bố đẻ Thái sư Trần Thủ Độ của Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Trước kiến nghị này, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Viện Sử học đề nghị phối hợp với PGS.TS Nguyễn Minh Tường báo cáo giải trình liên quan đến việc xuất bản bộ sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông”. Kết quả làm việc phải được báo cáo bằng văn bản gửi về Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Ông Đặng Hùng (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), chuyên gia nghiên cứu về lịch sử vùng đất Thái Bình, nêu ý kiến: “Đề nghị Nhà xuất bản CTQG – Sự thật cần trao đổi và làm rõ sự việc này. Nếu sách đã phát hành thì cần có công văn yêu cầu Viện Sử học thu hồi sách lại”.

"Nếu đã trót in ra sách rồi thì phải thu hồi và công bố rộng rãi để người đọc ngày nay và con cháu đời sau không bị lừa dối", nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Quang Ân bày tỏ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm