| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 12/04/2021 , 10:31 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 10:31 - 12/04/2021

Sân golf hay bất động sản?

Chuyện 'lạm phát' sân bay, cảng biển chưa kịp lắng xuống, thì chuyện 'lạm phát' sân golf lại nóng lên.

Cách đây 2 năm, trên đất nước ta mới có 40 sân golf, hiện nay đã có 75 sân, và theo lời ông Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam thì cứ trung bình 2 tuần lại có một sân golf được cấp phép. Trong tương lai, mỗi năm nước ta có thể có từ 50 đến 100 sân golf mới.

Một sân golf ở Việt Nam có diện tích tối thiểu là 100ha, trung bình là 300ha, có những sân golf đặc biệt lớn như sân golf Nho Quan (Ninh Bình) rộng đến 650ha, lớn hơn diện tích một xã ở đồng bằng Bắc bộ.

Một đại biểu quốc hội đã đưa ra con số thống kê khiến nhiều người phải suy ngẫm: 80% số sân golf lấn vào đất nông nghiệp. Nếu con số trên là “bền vững”, và cứ lấy con số mỗi năm Việt Nam chỉ thêm 50 sân golf mới thôi, thì 80% của 50 sân là 40. Mỗi sân golf bình quân 300ha, vậy mỗi năm chúng ta mất đi 12.000ha đất nông nghiệp. Đó là một con số không nhỏ.

Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là nguồn nuôi sống hơn 90 triệu người dân. Dân số mỗi năm một tăng thêm, nhưng với đà phát triển của bộ môn thể thao quý tộc này thì đất nông nghiệp thì lại phát triển theo chiều ngược lại.

Theo nhiều chuyên gia, kinh doanh sân golf không hiệu quả, luôn luôn thua lỗ, không bù đắp được chi phí.

Thế nhưng, vì sao sân golf lại có sức hút mạnh như vậy đối với các nhà đầu tư? Cũng theo vị chuyên gia nói trên, sở dĩ lỗ mà vẫn lao vào làm, vì golf có thể mang lại nhiều thứ, mà điều quan trọng nhất là nó giúp chủ đầu tư hoàn thiện chuỗi nghĩ dưỡng bao gồm khách sạn, biệt thự đến giải trí.

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã dẫn lời một chuyên gia bất động sản, rằng sân golf đang thu hút được giới đầu tư, thực ra không phải vì lợi nhuận mà vì những lợi ích đằng sau nó.

Do quỹ đất lớn, nên sân golf rất dễ chuyển đổi thành các dự án khác có thể bù đắp được chi phí đầu tư. Thông thường, đến 2/3 diện tích của các sân golf được dùng để xây biệt thự. Và đây mới chính là lời giải cho câu hỏi vì sao kinh doanh golf thua lỗ, nhưng sân golf lại có mãnh lực rất lớn thu hút các nhà đầu tư.

Với rất nhiều chủ đầu tư, có thể nói đó chính là núp bóng sân golf để kinh doanh bất động sản. Bên cạnh bài toán kinh tế và nỗi lo hao hụt đất nông nghiệp do phát triển ồ ạt sân golf, nhiều chuyên gia còn lo việc những sân golf còn góp phần tàn phá môi trường

Trung bình mỗi sân golf cần 150.000m3 nước sạch mỗi tháng. Muốn giữ được sự sống và màu sắc cho cỏ sân golf, cần một lượng hóa chất rất lớn. Lượng hóa chất ấy sau mỗi lần phun, được nước rửa trôi đi, làm cho môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề.

Lạm phát, cũng như bong bóng, khi căng quá thì bóng nổ. Lúc đó, hậu quả sẽ khôn lường.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm