| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP 14 tỉnh miền núi phía Bắc hội tụ tại Hòa Bình

Thứ Bảy 03/08/2019 , 08:47 (GMT+7)

Đây đều là những nông, đặc sản đang được các địa phương xây dựng thành các sản phẩm OCOP.

Ngày 3/8, tại tỉnh Hòa Bình diễn ta Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Chương trình NTM khu vực miền núi phía Bắc. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự và chỉ đạo hội nghị. Tại đây, mỗi tỉnh đều bố trí gian hàng trưng bày nông, đặc sản trong chuỗi sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Trên ảnh là sản phẩm cá Sông Đà của tỉnh Hòa Bình.

Sản phẩm na Chi Lăng (Lạng Sơn). Đây là giống na trồng chủ yếu trên núi đá cao, được đánh giá có chất lượng, mẫu mã đẹp. 
Gian hàng của tỉnh biên giới Lào Cai. Tới tham dự hội nghị, tỉnh Lào Cai giới thiệu nhiều sản phẩm bản địa nổi tiếng như gạo Séng Cù, cao làm từ Actiso trồng tại huyện Sa Pa, mật ong, phấn hoa... Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai cho biết, việc xây dựng mỗi xã một sản phẩm đang rất được địa phương quan tâm. Việc này giúp các sản phẩm nông sản có thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người nông dân.
Tính đến hết tháng 6/2019, đã có 10/14 tỉnh phê duyệt đề án triển khai Chương trình OCOP với tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa đến 2020 là 577 sản phẩm. 
Gian hàng trưng bày của tỉnh Sơn La với nhiều nông sản chất lượng cao như nhãn Sông Mã, bơ Mộc Châu, chanh leo Yên Châu...
Rượu Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn.
Rất nhiều loại chè được tỉnh Thái Nguyên giới thiệu, trưng bày tại hội nghị.
Tỉnh biên giới Hà Giang cũng đưa tới hội nghị nhiều sản phẩm OCOP của địa phương.
Văn phòng điều phối NTM Trung ương cho biết, Bắc Kạn là tỉnh đầu tiên của cả nước đã thành lập được Hiệp hội OCOP với 93 hội viên tham gia. Vùng miền núi phía Bắc là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy điều kiện mọi mặt còn khó khăn hơn các vùng khác nhưng tiềm năng phát triển sản phẩm OCOP, giúp nâng cao thu nhập cho cư dân vùng này là rất lớn.

 

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Trực tiếp: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp sóng trực tiếp Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024.