| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP đưa ra thị trường phải được tin dùng

Thứ Sáu 05/06/2020 , 10:56 (GMT+7)

Đó là kỳ vọng của đại diện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Văn phòng nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Những năm gần đây, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tỉnh Hà Tĩnh quan tâm chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất.

70 học viên tham gia khóa tập huấn là chủ các cơ sở có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Ảnh: Thanh Nga.

70 học viên tham gia khóa tập huấn là chủ các cơ sở có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Ảnh: Thanh Nga.

Tuy nhiên, tồn tại, hạn chế của Chương trình này là một số sản phẩm có quy mô nhỏ, giá trị thấp, không đặc trưng; sản phẩm đang thử nghiệm sản xuất, chưa xác định được cơ hội thị trường, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng; phân loại sản phẩm OCOP không phù hợp; người tiêu dùng không hiểu về sản phẩm OCOP; tác động của sản phẩm được công nhận đạt chuẩn không lớn…

Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mỗi xã một sản phẩm ở một số tỉnh Bắc Trung bộ” Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (NNVN), thuộc Bộ NN-PTNT phối hợp Văn phòng NTM  tỉnh  Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn “Quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với xây dựng NTM” cho hàng trăm học viên là các nhà quản lý, lãnh đạo các địa phương và chủ các cơ sở tham gia Chương trình OCOP.

ThS. Lê Trường Giang, Chủ nhiệm dự án thông tin, việc tổ chức các khóa tập huấn không đặt nặng việc phổ biến nội dung, các bước triển khai thực hiện Chương trình OCOP mà sẽ giới thiệu một số định hướng về chủ trương đầu tư và bộ tiêu chí NTM, giai đoạn 2021 – 2025, để từ đó định hướng kế hoạch phát triển các sản phẩm OCOP nói riêng và Chương trình NTM nói chung.

Tại hội nghị GS.TS. Trịnh Khắc Quang, Thành viên Ban chủ nhiệm Chương trình Khoa học Công nghệ phục vụ xây dựng NTM cho rằng, phong trào xây dựng NTM nói chung, Chương trình OCOP nói riêng ở các tỉnh Bắc Trung bộ muốn thành công thì phải phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.  Tuy nhiên, để tạo thành kết nối vùng cần phải xây dựng sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, đảm bảo tính bền vững.

Riêng với Hà Tĩnh, đây là địa phương có nhiều cách làm hay, sáng tạo, được Trung ương đánh giá cao. Trong đó, điểm nhấn là việc xây dựng bộ tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu; sản phẩm lựa chọn tham gia Chương trình OCOP về cơ bản đã có tính điển hình, được truy xuất nguồn gốc.

“Khóa tập huấn tại Hà Tĩnh tập trung hướng đến các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để khai thác hiệu quả, phát huy thế mạnh của mỗi sản phẩm khi tham gia OCOP, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện thời gian qua”, GS.TS Quang nhấn mạnh.

Khóa tập huấn tập trung hướng đến các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để khai thác hiệu quả, phát huy thế mạnh của mỗi sản phẩm khi tham gia OCOP. Ảnh: Thanh Nga.

Khóa tập huấn tập trung hướng đến các vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để khai thác hiệu quả, phát huy thế mạnh của mỗi sản phẩm khi tham gia OCOP. Ảnh: Thanh Nga.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, chủ cơ sở chế biến hải sản Nga Sơn, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bày tỏ lời cảm ơn Viện Khoa học NNVN và Văn phòng NTM Hà Tĩnh đã tạo điều kiện cho chị được tham gia khóa tập huấn.

Cơ sở của chị có sản phẩm nước mắm Nga Sơn được tỉnh, huyện, xã chọn tham gia Chương trình OCOP cách đây hơn 3 năm. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm cộng với hạn chế trong việc xây dựng thương hiệu nên sản phẩm của gia đình vẫn chưa được công nhận đạt chuẩn.

Tính đến thời điểm này, tỉnh Hà Tĩnh đã có 72 sản phẩm OCOP; trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao (gạo Ngọc Mầm; cam giòn Thượng Lộc và nhung hươu tán bột Chiến Sơn); số còn lại đạt 3 sao.

“Lâu nay thị trường tiêu thụ của chúng tôi vẫn chủ yếu là hộ cá nhân và một số đầu mối nhỏ lẻ ở địa phương. Sau khi tham gia các khóa tập huấn tôi đã cơ bản hiểu rõ về chuỗi giá trị của sản phẩm tham gia OCOP. Hiện tôi đang tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, hướng đến người tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…”, chị Nga nói.   

Ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng điều phối NTM Hà Tĩnh khẳng định, việc tổ chức các khóa tập huấn sẽ hỗ trợ tích cực cho chủ cơ sở tham gia Chương trình OCOP lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm. Khi phát triển được chuỗi giá trị thì sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm OCOP và điều quan trọng nhất, chủ cơ sở cần khắc cốt ghi tâm “sản phẩm OCOP phải là sản phẩm tử tế do những người tử tế làm ra và khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng tin dùng”.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao.