| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 28/02/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 28/02/2018

Sao không nâng cấp lễ Minh Thề?

Lễ Minh Thề của làng Hòa Liễu (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Bộ dự định sẽ công bố quyết định vào ngày 1/3/2018 (14 tháng giêng năm Mậu Tuất), là ngày diễn ra lễ hội.

Ảnh: Trường Giang/An ninh Thủ đô

Năm nào cũng vậy, vào ngày 14 tháng giêng, lễ hội sẽ diễn ra. Một con gà, một bình rượu được đặt cạnh bàn thờ thần linh. Một vòng tròn được vẽ giữa khoảnh đất trước bàn thờ. Dân làng tề tựu đông đủ. Và trước mặt toàn thể dân làng, con gà được cắt tiết, hòa vào bình rượu. Sau khi uống rượu pha tiết gà, chức sắc cao nhất trong làng là trưởng thôn sẽ cầm con dao nhọn cắm phập xuống đất, và cất lời thề “dĩ công vi công, thần linh ủng hộ. Dĩ công vi tư, thần linh đả tử”. Toàn thể dân làng đồng thanh cất lời thề theo.

Bản chất của hội thề là thề không tham nhũng, sống liêm khiết. Nhưng năm nào cũng vậy, hội thề chỉ có trưởng, phó thôn và toàn thể dân làng, là những người chẳng bao giờ có điều kiện để tham nhũng, thề trước thần linh và thề với nhau. Các quan chức từ xã, huyện đến thành phố, toàn là những người có điều kiện tham nhũng, chẳng bao giờ có mặt. Năm nay, nhân có chuyện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho báo chí biết, là lãnh đạo huyện tuy có mặt, nhưng không tham gia thề.

Không có mặt ở hội thề. Và dù có mặt cũng không tham gia thề. Vì sao như vậy? Vì sợ “thần linh đả tử” chăng? Nhân việc này, đã có người đề xuất: Tại sao UBND các tỉnh không học hội Minh thề của làng Hòa Liễu. Đầu xuân, hãy tổ chức lễ hội Minh thề ở ngay sân UBND. Bàn thờ Tổ quốc được bày ra. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc và lãnh đạo các sở, ban, ngành đều tham dự hội thề, cho toàn dân vào dự để chứng kiến, và sau đó là giám sát việc thực hiện lời thề. Nghi thức thề cũng như nghi thức của làng Hòa Liễu: Sau khi uống rượu pha tiết gà, thì người lãnh đạo cao nhất của tỉnh sẽ cắm con dao xuống giữa vòng tròn, cất lời thề “dĩ công vi công, thần linh ủng hộ. Dĩ công vi tư, thần linh đả tử”. Tất cả mọi người có mặt sẽ cất lời thề theo.

Nhưng có ý kiến cho rằng người cộng sản là người vô thần, vậy nên thề trước thần linh là lời thề vô nghĩa. Nếu như vậy cũng chẳng sao. Không thề với thần linh thì thề trước cấp trên, hoặc thề trước cờ Tổ quốc, trước cờ Đảng, như một lời tuyên thệ. Lời thề có thể đổi thành “Lấy của công phục vụ việc công, cấp trên ủng hộ. Lấy của công phục vụ việc riêng, sẽ bị pháp luật xử lý”.

Một lễ hội minh thề như thế sẽ có ý nghĩa rất lớn vào dịp đầu xuân. Bởi lời thề là những lời thiêng liêng nhất. Sau khi thề rồi, thì mỗi khi làm điều gì, chắc chắn người ta sẽ nhớ đến lời thề đó. Xem ra, đó là một đề xuất rất hay.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm