| Hotline: 0983.970.780

Sau bão là nỗi lo 'biển nuốt bờ'

Thứ Tư 28/09/2022 , 19:25 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Gió mạnh, sóng lớn do ảnh hưởng của bão Noru đã làm nhiều đoạn bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên – Huế bị xâm thực, sạt lở mạnh.

Ngày 28/9 Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thừa – Huế cho biết, do ảnh hưởng hoàn lưu của bão Noru, khu vực ven biển, đầm phá của tỉnh có gió mạnh, sóng lớn đã làm xâm thực, sạt lở mạnh khoảng 2km bờ biển.

z3757398521249_b7df2e59b8da0e4bdc27b4a7a76933e1

Bờ biển qua xã Phú Thuận - Phú Hải (huyện Phú Vang) bị sạt lở, đe doạ nhiều công trình cơ sở hạ tầng dân sinh. Ảnh: CĐ.

Theo đó, sạt lở bờ biển xảy ra tại khu vực xã Phong Hải (huyện Phong Điền) và thôn Thái Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương (Thành phố Huế) với chiều dài khoảng 100m, ăn sâu vào bờ từ 3 - 5m và đoạn tiếp giáp gần chân kè giao thông đi lên phía bắc với chiều dài 150m, ăn sâu vào bờ từ 3 - 5m.

Tại huyện Phú Vang, sạt lở cũng xảy ra tại khu vực Bến Ghe ven phá thuộc thôn Mỹ Khánh (xã Phú Diên) và xã Phú Hải với chiều dài khoảng 110m, ăn sâu vào bờ từ khoảng 30m.  

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, những năm qua, đặc biệt là sau các đợt mưa bão năm 2020 và năm 2021, tình trạng sạt lở nặng diễn ra tại nhiều vị trí dọc tuyến bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải đã làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhiều hộ dân sống ven biển.

Trước tình đó, tháng 6/2022 vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông qua chủ trương đầu tư dự án xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải (huyện Phú Vang) với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, biển xâm thực vào bờ đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, đe dọa các cơ sở hạ tầng phía bên trong. Hiện dự án đầu tư, xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải đang được triển khai. Về phía xã, đã đề nghị đơn vị thi công xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ biển đẩy nhanh tiến độ để ngăn chặn sự xâm thực của biển.

z3757398508329_6b7262bc05efbabcdc943db6d598ed83

Dự án xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng đang được gấp rút triển khai. Ảnh: Công Điền.

Tại huyện Phú Lộc, sạt lở cũng xảy ra tại thôn 4 và thôn Mỹ Cảnh, xã Giang Hải với tổng chiều dài khoảng 1.400m. Bờ sông Bù Lu (phía thượng lưu gọi là sông Nước Ngọt) đoạn qua nhà ông Nguyễn Như Lẹ, thôn Thuỷ Cam, xã Lộc Thủy bị sạt lở khoảng 320m. Bờ biển đoạn qua 2 xã Giang Hải và Vinh Hiền cũng tiếp tục bị xâm thực, xói lở với chiều dài 900m.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên – Huế, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 12,4km bờ biển (trong tổng số 127km bờ biển) bị sạt lở nặng, tập trung ở các khu vực như: xã Phong Hải, xã Phong Hòa (huyện Phong Điền); xã Quảng Ngạn, xã Quảng Công (huyện Quảng Điền); xã Hải Dương (Thành phố Huế); các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Thanh (huyện Phú Vang); xã Vinh Mỹ, xã Giang Hải (huyện Phú Lộc). Vào mùa mưa bão, tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 3÷5 m, có nơi từ 5 ÷ 7m.

Là một trong những địa phương thường xuyên chịu tác động của các hình thái thiên nhiên khắc nghiệt, việc nhanh chóng tìm ra phương án, kêu gọi nguồn vốn để xử lý các điểm sạt lở nặng này đang được tỉnh quyết liệt thực hiện.

z3751880648978_8ae0dbfb3a2fd3e80d1dc8f6afe51fe3

Khẩn trương xử lý các vị trí xung yếu ở hồ thủy lợi Nam Giản, huyện Quảng Điền trước thời điểm bão Noru đổ bộ vào đất liền. Ảnh: Công Điền.

Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và đang tiến hành rà soát, báo cáo các bộ, ngành các điểm sạt lở nghiêm trọng, xung yếu để có đề xuất phương án xử lý khẩn cấp trong thời gian tới, trong đó chú trọng tại điểm sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận, xã Giang Hải…

Ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, bên cạnh việc đề xuất phương án xử lý lên các cấp thẩm quyền cao hơn, Sở cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình sạt lở, nghiên cứu áp dụng các giải pháp tiên tiến, hiệu quả, khắc phục sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống xung quanh khu vực sạt lở.

Hồ thuỷ lợi, thuỷ điện góp phần cắt lũ

Tính đến 13h ngày 28/9, mực nước một số hồ thủy lợi, thủy điện lớn tại Thừa Thiên – Huế như hồ Tả Trạch, thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới đều đạt mực nước dâng bình thường. Hiện các hồ trên chỉ chạy phát điện, không xả lũ.

Theo báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, tính đến chiều 28/9, các hồ chứa thuỷ lợi, thủy điện đang vận hành đảm bảo an toàn. Trong đợt lũ vừa qua, các hồ đã tham gia cắt, giảm đỉnh lũ trên các sông.

“Sông Bồ nếu không có hồ cắt lũ, mực nước sẽ lên +3m (đạt báo động II); sông Hương tại Kim Long mực nước sẽ lên +2,5m (đạt trên báo động II là 0,5m)”, báo cáo nêu.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.