| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Tuyệt đối không để dân đói rét, không có chỗ ở

Thứ Tư 28/09/2022 , 14:13 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 sáng 28/9. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 sáng 28/9. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu

Phát biểu từ đầu cầu Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP Đà Nẵng trong cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru) sáng 28/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, đến thời điểm này, cơn bão số 4 đã đi qua với thiệt hại thấp nhất về tài sản, không có thiệt hại về người.

Các công trình thủy lợi, trong đó có nhiều công trình ứng dụng công nghệ mới được bảo đảm an toàn, khẳng định khả năng ứng phó và chống chịu được với tác động của bão lũ, thiên tai của công trình, giúp rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý liên quan đến việc xây dựng và vận hành các công trình thủy lợi. 

Trong công tác phòng chống cơn bão số 4, nhiều điều không phải do may mắn mà có, mà đây thực sự là nỗ lực, sự chủ động của các cấp, các ngành trong phòng chống thiên tai. Cụ thể, đó là sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, kịp thời, đồng bộ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cơ quan chức năng. Các nhiệm vụ phòng chống bão được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, hệ thống thông tin liên lạc về phòng chống bão thông suốt… 

Bên cạnh đó, trong công tác phòng chống bão lần này phải kể đến sự nghiêm túc, sát sao trong triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương cũng như sự chủ động ứng phó của 8 địa phương trong vùng ảnh hưởng, qua đó đã pháp huy hiệu quả được phương châm "4 tại chỗ".

Việc khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở cao được các địa phương triển khai hết sức khẩn trương. Người dân nêu cao ý thức tự giác và tuân thủ các chỉ đạo cũng như rất tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, chủ động trong thực hiện công tác phòng chống bão lụt.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (giữa) và Bộ trưởng Lê Minh Hoan (phải) tại đầu cầu Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (giữa) và Bộ trưởng Lê Minh Hoan (phải) tại đầu cầu Ban Chỉ đạo tiền phương tại TP Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

“Từ sự chủ động, các biện pháp được triển khai từ sớm, từ xa, đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, qua đó đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra, dù đây được đánh giá là cơn bão lớn. Từ kinh nhiệm chống bão lần này, nhiều bài học đã được rút ra để chúng ta chủ động hơn trong ứng phó với các cơ bão tiếp theo có thể đổ bộ vào nước ta”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá.

Tránh tâm lý chủ quan sau bão

Cho biết đến thời điểm này, chưa có người thiệt mạng do bão là điều đáng mừng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là sự chỉ đạo quyết liệt từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão. Thủ tướng Chính phủ liên tục có các cuộc họp, ban hành các công điện để ứng phó bão khi bão còn ở rất xa.

Hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều quan trọng nữa, theo Phó Thủ tướng, là sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Thủ tướng, của cấp uỷ, chính quyền.

Nhấn mạnh sự đùm bọc trong nhân dân góp phần vào kết quả phòng, chống bão, Phó Thủ tướng cho biết, qua công tác khảo sát một số khu vực tại Thừa Thiên - Huế thì thấy sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của bà con, người sống trong nhà cấp 4 thì sang ở nhờ nhà hàng xóm kiên cố hơn, có khách sạn dành cho bà con trú tránh.

Sự chỉ đạo quyết liệt từ sớm, từ xa và ý thức chấp hành của người dân là yếu tố quyết định đến kết quả phòng, chống bão.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, sự đùm bọc trong nhân dân góp phần vào kết quả phòng, chống bão. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, sự đùm bọc trong nhân dân góp phần vào kết quả phòng, chống bão. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá, tổng hợp đầy đủ thiệt hại do bão gây ra, báo cáo thường trực Ban Chỉ đạo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sớm khắc phục hậu quả của bão. Đặc biệt, ngay sau cuộc họp, một số công trình như điện, trường học, nhà dân bị tốc mái cần khẩn trương được khôi phục.

Lưu ý tránh tâm lý chủ quan sau bão, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát các khu vực nguy hiểm như đập tràn, khu vực có nguy cơ sạt lở cao để bố trí lực lượng ứng trực, không để người dân qua lại khu vực này.

Không để dân đói rét sau bão số 4

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, cơ quan, địa phương cần khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, tạo điều kiện cho học sinh sớm trở lại trường ngay trong ngày mai. Tuyệt đối không để dân đói rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau bão, lũ. 

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để dân đói rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau bão, lũ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để dân đói rét, không có chỗ ở, không để dịch bệnh bùng phát do ô nhiễm môi trường sau bão, lũ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Các địa phương thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại, gửi ngay về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trước mắt, các địa phương sử dụng quỹ phòng chống thiên tai, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để chủ động xử lý, khắc phục các thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân. 

Bộ Tài chính chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ về gạo và kinh phí cho các địa phương. 

Bộ GT-VT và các bộ ngành liên quan hỗ trợ các địa phương khẩn trương khắc phục sạt lở tại các tuyến giao thông trọng yếu, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị khẩn trương khôi phục hệ thống truyền tải điện. Các công ty cấp thoát nước, môi trường, cây xanh nhanh chóng khắc phục các hậu quả. 

Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, các bộ ngành theo sát tình hình, dự báo kịp thời các diễn biến thời tiết, thiên tai, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. 

Cần nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại. Ảnh: Võ Dũng.

Cần nhanh chóng ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người dân, kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại. Ảnh: Võ Dũng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần sẵn sàng hơn, chủ động hơn, phòng hơn chống, phương châm "4 tại chỗ" (lấy địa phương và người dân là chính), bảo đảm an toàn khi triển khai các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ (nếu có).

Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường truyền thông; các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị nghiên cứu, áp dụng các kinh nghiệm này trong phòng chống thiên tai, bão lũ thời gian tới.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.