| Hotline: 0983.970.780

Miền Trung có nơi mưa gần 700mm, nguy cơ lũ quét cực nguy hiểm

Thứ Tư 28/09/2022 , 11:55 (GMT+7)

Lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/9 đến 8 giờ ngày 28/9 tại Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam phổ biến ở mức 200-400mm, đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 682mm.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nhiều nơi tại miền Trung đã có mưa to đến rất to.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nhiều nơi tại miền Trung đã có mưa to đến rất to.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

 

Theo báo cáo của Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), do ảnh hưởng của bão số 4, lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/9 đến 8 giờ ngày 28/9 tại Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam phổ biến ở mức 200-400mm, đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 682mm, Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) 575mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế 481mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 459mm…; Quảng Bình, Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên 100-200mm.

Tại trạm hải văn Sơn Trà đã ghi nhận mực nước cao nhất 2,4m (lúc 0h ngày 29/9), cao hơn trong bão Xangsane 9/2006 (2,38m). 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, dự báo ngày 28/9, ở khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum còn có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 250mm.

Từ ngày 28/9 đến ngày 30/9, ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa dự báo ở Quảng Bình, Hà Tĩnh 200 - 250mmn, có nơi trên 350mm; Nghệ An, Thanh Hóa 150 - 200mm, có nơi trên 300mm; khu vực khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Hoà Bình 100 - 150mm.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, đặc biệt lưu ý các huyện Hướng Hóa, Đăk Rông (Quảng Trị), Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Konplong, Đắk Glei, Đăk Tô (Kon Tum).

Tổng cục Khí tượng thủy văn cũng cảnh báo từ ngày 28 - 30/9, trên các sông ở Bắc Trung Bộ xuất hiện 1 đợt lũ, đỉnh lũ trên các sông nhỏ thượng nguồn sông Mã lên mức báo động 1 và trên báo động 1. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An), Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Dự báo từ nay đến hết năm 2022, trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 2 - 4 cơn. Do ảnh hưởng của La Nina nên năm nay nguy cơ xảy ra bão và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. Có khả năng tháng 1/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

Tiếp tục theo dõi chặt diễn biến mưa lũ

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 4, đến thời điểm hiện tại, đã có 4 người bị thương do bão số 4 tại Quảng Trị; 3 ngôi nhà bị sập (Quảng Trị 2, Thừa Thiên - Huế 1); làm hư hỏng, tốc mái 157 nhà (lớn nhất ở Quảng Trị 118 nhà). Về tàu thuyền, có 3 ghe nhỏ bị chìm (Đà Nẵng 2, Quảng Nam 1).

9.427 trạm biến áp bị sự cố gây mất điện (Quảng Nam 4369, Đà Nẵng 3340, Quảng Ngãi 1718) và 15 xã bị mất điện (Kon Tum 09 xã, Gia Lai 06 xã). Hiện đã khắc phục 535 trạm biến áp (Quảng Nam 372, Đà Nẵng 163).

Ngoài ra, 1 trụ anten tại Trung tâm truyền thông Thành phố Hội An (Quảng Nam) bị đổ; 2 đồn biên phòng tại Quảng Nam bị hư hỏng; gãy đổ khoảng trên 500 cây xanh tại địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai.

Ban Chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 4 yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão.

Ban Chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 4 yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão.

Ban Chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 4 yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão. Cụ thể, cần dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố để nhanh chóng khôi phục hoạt động và bảo đảm an toàn giao thông. Khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân.

Hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân. Khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới.

Ban Chỉ huy yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ sau bão để chỉ đạo ứng phó kịp thời, hiệu quả, sát với diễn biến thực tế, không để bị động, bất ngờ, không được chủ quan lơ là, mất cảnh giác vì những năm gần đây bão không gây thiệt hại về người nhưng mưa lũ sau bão thì luôn có người thiệt mạng.

Cùng với đó, tiếp tục tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội là điểm tựa vững chắc của nhân dân

Tổng Bí thư nhấn mạnh cần xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Australia có thể giúp đỡ Việt Nam trong chương trình 1 triệu ha lúa

Chiều 20/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski và cảm ơn Đại sứ với những đóng góp của ông trong nhiệm kỳ vừa qua.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.