| Hotline: 0983.970.780

Sâu đục thân gốc và cành hại điều

Thứ Sáu 07/12/2018 , 07:20 (GMT+7)

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, có vòng đời dài cả năm, sâu đục vào thân cành, gây hại nghiêm trọng trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy, rậm rạp, ít chăm sóc.

Sâu đục thân có hai loại:

+ Sâu đục thân gốc là xén tóc, thành trùng cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1,5m trở xuống, sau đó sâu ăn phần vỏ mềm rồi đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùn ra ngoài, khi sâu đục tròn một vòng quanh thân. Khi đó mạch dẫn nhựa bị cắt đứt, cây chết khô dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm.

+ Sâu đục cành cũng là một loại xén tóc nhưng có màu đen, con cái đẻ trứng vào các chồi hoa, chồi khô, sâu non nở ra đục đường hầm từ ngọn chồi xuống các cành lớn bên dưới làm cành khô dễ gãy khi mang quả nặng hay mưa to gió lớn.

Biện pháp phòng trị: Do sâu đục thân đục sâu vào bên trong thân, cành trên cao nên dùng thuốc rất tốn kém lại ít hiệu quả nên cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trị kịp lúc. Cần áp dụng các biện pháp tổng hợp như:

+ Trồng thưa.

+ Tỉa cành, tạo tán: Tỉa bớt các cành trong tán, cành vô hiệu, cành sát mặt đất, cành khô giúp tán cây thông thoáng, tỉa cành 2 lần/năm, lần đầu sau thu hoạch: Tháng 4, bón phân đợt 1, lần 2: Khoảng tháng 9, bón phân đợt 2. Cành sau khi tỉa, thu gom và tiêu hủy để trừ sâu non hay nhộng còn bên trong.

+ Dùng bẫy đèn bắt con trưởng thành để hạn chế đẻ trứng, bẫy đặt vào khoảng tháng 3 - 4, thời gian thắp sáng từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

+ Phát hiện sớm vết sâu mới đục, dùng tay bắt sâu non, nhộng, trứng, cành hại nên cưa bỏ và tiêu hủy.

+ Quét vôi hoặc quét dung dịch Bordeaux vào gốc hoặc trộn thuốc trừ sâu như Sairifos 585 EC hay Diaphos 50EC với bùn nhão theo tỷ lệ 1:4 quét lên gốc cách mặt đất 1,5m vào đầu mùa khô để ngăn sâu đẻ trứng vào gốc.

+ Phun thuốc có tính lưu dẫn hay xông hơi như Diaphos 50EC, Sairifos 585EC, Lancer 50SP để xua đuổi vào giai đoạn thành trùng (tháng 4 – 6) hoặc diệt sâu sâu non mới nở. Nếu mật số sâu nhiều, định kỳ 15 – 20 ngày phun một lần.

+ Nếu sâu đã đục sâu vào bên trong, có thể dùng kẽm hay dao khoét miệng rộng ra rồi dùng  ống tiêm bơm thuốc trừ sâu hay bỏ vào trong miệng lỗ một vài hạt thuốc Diaphos 10G hay Sargent 6G... xong dùng đất sét bít miệng lỗ lại.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.