| Hotline: 0983.970.780

Sầu riêng Ba Đảo

Thứ Năm 25/04/2019 , 08:45 (GMT+7)

Đến thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín, thị xã Phước Long, Bình Phước hỏi thăm ông Trương Văn Đảo trồng sầu riêng thì hầu như mọi người đều biết đến với cái tên thân mật: Ba Đảo.

srieng-lnh104424324
Sơ chế sầu riêng trong phòng lạnh

Đã gần 70 tuổi, ông Ba Đảo được người dân nơi đây biết đến như “vua sầu riêng” ở địa phương. Không chỉ sản xuất có trách nhiệm, trang trại Ba Đảo còn xây dựng được thương hiệu có uy tín, là địa chỉ cho nhiều đoàn tham quan tới học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Trang trại luôn chủ động được nguồn hàng cung ứng cho thị trường, không bị động về giá, giúp cây sầu riêng phát triển bền vững mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Sầu riêng Ba Đảo từ lâu đã là cái tên quen thuộc đối với đa số nông dân trồng cây ăn trái cũng như người sành sầu riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước và một số thị trường tiêu thụ khác. Tính đến nay, trang trại 20 ha của ông đang trồng các loại sầu riêng Chín Hóa, Ri6, Monthong, trong đó có khoảng 10ha đang cho thu hoạch. Mỗi năm trung bình thu trên 100 tấn trái, cho thu nhập trên 5 tỷ đồng. Trải qua 24 năm làm nông nghiệp nhưng những nhiệt huyết về nghề của lão nông Ba Đảo vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu.

Gắn bó với nghề trồng cây ăn trái từ năm 1995, ông được xem là người đầu tiên trồng sầu riêng ở mảnh đất bãi bồi màu mỡ của lòng hồ thủy điện Thác Mơ. Từ những khó khăn và thất bại ban đầu, ông đã có thêm nhiều kinh nghiệm cùng những bài học quý báu để sản xuất sầu riêng đạt hiệu quả, có uy tín trên thị trường.

Nói về những khó khăn đã trải qua, ông chỉ tiếc vì đã chọn chưa đúng giống sầu riêng. Do chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường nên ban đầu ông lựa chọn giống sầu riêng Chín Hóa để trồng. Với đặc điểm trái nhỏ, hương vị đậm đà nhưng cơm nhão nên ít được thị trường ưa chuộng, giá bán cũng thấp hơn so với các giống Ri6, Monthong. Mặc dù mỗi năm thu về khoảng trên 100 tấn trái nhưng diện tích sầu riêng Chín Hóa không được mở rộng, chỉ duy trì khoảng 10ha, diện tích còn lại ông trồng những giống có giá trị kinh tế cao hơn như Ri6, Monthong… và trồng thêm một số cây ăn trái khác.

Để tìm kiếm giải pháp tiêu thụ lâu dài cho sầu riêng, ông đã tìm tòi hướng đi để kết quả lao động của mình được đền bù một cách xứng đáng. Sau nhiều lần suy tính, nhận thấy giống Chín Hóa có hương vị đậm đà, cơm mềm, mịn, ít xơ thích hợp để làm kem. Cuối năm 2017 ông quyết định đầu tư khoảng 2 tỷ đồng xây dựng kho cấp đông và trữ lạnh sầu riêng.

Sầu riêng sau khi hái được rửa sạch sẽ, sau đó tiến hành bóc vỏ, tách múi (tách múi có hạt hoặc tách múi không hạt) đựng vào hộp, hút chân không đưa vào kho lạnh lưu trữ. Kho trữ lạnh của ông gồm 1 phòng sơ chế nguyên liệu, cấp đông và 1 phòng trữ lạnh để bảo quản cơm sầu riêng… Khi đủ số lượng sẽ xuất cho thương lái theo hợp đồng hoặc chuyển về kho lạnh ở thành phố Hồ Chí Minh dùng cho nguyên liệu làm kem.

Với cách làm này, ngoài tiêu thụ sầu riêng nguyên trái vào chính vụ thu hoạch, ông còn có thể dự trự trữ được sầu riêng để thăm dò thị trường và cung cấp sầu riêng quanh năm.

Thị trường tiêu thụ của trang trại chủ yếu xuất bán cho TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội… theo đơn đặt hàng. Trang trại cũng đã xây dựng được website riêng để kết nối thương mại, tăng khả năng tiêu thụ.

Ông luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khách hàng, không phân biệt khách hàng lớn hay nhỏ. Khi có bất kỳ sự phàn nàn nào về sản phẩm ông đều cử người đến kiểm tra và đền bù hợp lý để khách hàng không bị thiệt thòi, bởi thế ông luôn nhận được sự tin tưởng của các bạn hàng.

Ngoài công việc tại trang trại, hiện ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc HTX Cây ăn trái Bàu Nghé. Với lòng nhiệt huyết của mình, ông còn các hộ trong HTX áp dụng KHKT vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Trong thời gian tới ông sẽ trồng thêm 19 ha sầu riêng và mở rộng kho lạnh của mình để hỗ trợ thêm cho các thành viên trong HTX khi có những biến động bất lợi của thị trường. Việc chủ động tìm giải pháp phòng ngừa rủi ro thị trường trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, bất lợi như hiện nay của lão nông Ba Đảo là điều mà nhiều nông dân cần tính đến.

 

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm