| Hotline: 0983.970.780

Sầu riêng vỡ quy hoạch, trồng thanh long 'thâm dụng' điện năng làm nóng nghị trường

Thứ Bảy 20/07/2024 , 11:54 (GMT+7)

Tiền Giang Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Tiền Giang diễn ra từ ngày 17 - 19/7 có nhiều vấn đề 'nóng' được các đại biểu đưa ra bàn thảo, mổ xẻ và đề xuất giải pháp thực hiện.

Lợi nhuận quá cao, nông dân ồ ạt trồng sầu riêng

Liên quan đến tình trạng người dân ồ ạt trồng sầu riêng, nâng diện tích cây trồng này lên trên 22.000ha, vượt hơn 2.000ha so với quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thậm chí nhiều diện tích còn mở rộng ngoài vùng quy hoạch, trên nền đất lúa, đất nhiễm phèn, năng suất, chất lượng không cao.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT, nguyên nhân tăng diện tích sầu riêng đột biến là do lợi nhuận quá cao, đồng thời chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động. Trước tình hình diện tích sầu riêng tăng nhanh, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp để quản lý quy hoạch đối với cây trồng này.

Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động các địa phương chỉ trồng cây sầu riêng đúng quy hoạch tại đề án phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025. Ngoài ra, tổ chức hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng đề án để khuyến cáo người dân trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả.

Một vườn trồng sầu riêng trên đất lúa ở huyện Cái Bè. Ảnh: Minh Đảm.

Một vườn trồng sầu riêng trên đất lúa ở huyện Cái Bè. Ảnh: Minh Đảm.

Quá tải điện do canh tác thanh long

Vấn đề thường xuyên xảy ra tình trạng “cúp điện” đột xuất, nhất là mùa khô, ảnh hưởng đến đời sống người dân cũng được các đại biểu chất vấn tại kỳ họp.

Trả lời vấn đề này, ông Lê Hữu Đức, Giám đốc Công ty Điện lực Tiền Giang cho rằng: Hàng năm, ngành điện đều dành kinh phí đầu tư, nâng cấp hạ tầng điện rất lớn. Tuy nhiên, do diện tích cây ăn trái có nhu cầu sử dụng điện để bơm tát, xông đèn tăng cao, ngoài ra tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nhiều hộ dân sử dụng máy điều hòa công suất lớn nên làm tăng áp, dẫn đến các sự cố mất điện cục bộ. Hiện ngành điện lực tiếp tục đầu tư hạ tầng, nâng công suất các máy biến áp phục vụ người dân.

Đại biểu chất vấn tại phiên họp thứ 13 HĐND tỉnh Tiền Giang.

Đại biểu chất vấn tại phiên họp thứ 13 HĐND tỉnh Tiền Giang.

“Năm 2024, công ty đã đăng ký với Tổng công ty Điện lực Miền Nam và đã được phê duyệt, xây dựng 257km đường dây trung thế, đường dây hạ thế là 555km và 1.050 trạm biến áp với dung lượng là 98KVA. Hiện nay, trên địa bàn các huyện, thị thành phố đang triển khai thi công 7 công trình vốn số vốn 350 tỷ đồng, dự kiến tháng 10 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng”, ông Đức cho biết thêm.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Từ 2025, CSGT có thể khai thác dữ liệu giám sát hành trình người lái xe

Điều 5 của Thông tư quy định việc kiểm soát thông qua hệ thống, phương tiện, thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.