| Hotline: 0983.970.780

Sẽ cưỡng chế các hộ nuôi ngao không phép tại Kiến Thụy

Thứ Hai 03/10/2022 , 19:49 (GMT+7)

HẢI PHÒNG UBND huyện Kiến Thụy đang xin ý kiến TP Hải Phòng liên quan đến phương án tổ chức cưỡng chế các hộ nuôi ngao không phép trên địa bàn.

Lực lượng chức năng tuyên truyền vận động người dân nuôi ngao không phép thuộc vùng biển huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đàm Thanh.

Lực lượng chức năng tuyên truyền vận động người dân nuôi ngao không phép thuộc vùng biển huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đàm Thanh.

Ngày 3/10, ông Lưu Văn Thụy – Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho biết, địa phương đang xin ý kiến lãnh đạo TP Hải Phòng liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế các hộ nuôi ngao không phép trên địa bàn.

Thời gian dự kiến tổ chức cưỡng chế sẽ diễn ra từ 14/10 và các hộ nuôi ngao không phép đã được chính quyền thông báo phải thu hoạch ngao, di chuyển tài sản trước ngày 10/10.

Khu vực di dời, giải tỏa hoạt động nuôi trồng thủy sản không phép giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Kiến Thụy là 1.515 ha với 41 bãi nuôi của 38 hộ gia đình, cá nhân, 47 chòi canh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kiến Thụy có 89 hộ đang nuôi ngao không phép với diện tích 2.557,5ha., việc này vi phạm các quy định pháp luật về nông nghiệp.

Lãnh đạo TP Hải Phòng khảo sát khu vực người dân nuôi ngao trái phép ở Kiến Thụy. Ảnh: Đàm Thanh.

Lãnh đạo TP Hải Phòng khảo sát khu vực người dân nuôi ngao trái phép ở Kiến Thụy. Ảnh: Đàm Thanh.

Từ năm 2011, UBND huyện Kiến Thụy có thông báo về việc chỉ cho phép các hộ tiếp tục nuôi thả trên diện tích cũ đến hết vụ nuôi, nghiêm cấm tự ý cắm thêm lưới cây và thả thêm giống.

Ngày 18/8/2017, UBND huyện tiếp tục ban hành công văn yêu cầu các hộ dân dừng ngay việc đầu tư, mở rộng diện tích nuôi thả mới ngao tại bãi triều ven biển xã Đại Hợp.

Tuy nhiên, các hộ dân không chấp hành và tiếp tục tự ý quây bãi, mở rộng hoạt động nuôi trồng thủy sản (nuôi ngao), vi phạm các quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản trên biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình triển khai các dự án vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Xử lý vấn đề này, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản ngày 22/9/2021, yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản không phép phải di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các tổ chức khai thác khoáng sản.

Nhiều hộ nuôi ngao tự phát tại khu vực huyện Kiến Thụy là người từ địa phương khác đến. Ảnh: VM.

Nhiều hộ nuôi ngao tự phát tại khu vực huyện Kiến Thụy là người từ địa phương khác đến. Ảnh: VM.

UBND huyện Kiến Thụy đã hoàn thiện 33/38 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, đối với các hộ nuôi trồng thủy sản trong đường triều kiệt (16 hộ), ban hành 11/16 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 hộ gia đình, cá nhân có hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác, xử phạt 2.000.000 đồng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm.

Đối với 7 hộ nuôi trồng thủy sản ngoài đường triều kiệt, huyện Kiến Thụy đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về việc nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép với số tiền là 25.000.000 đồng/1 trường hợp và buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản vi phạm.

Đối với 15 hộ nuôi trồng thủy sản thuộc cả trong và ngoài đường triều kiệt, huyện Kiến Thụy đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác và nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản vi phạm.

Còn với các hộ dân nuôi ngao không phép nơi có khu vực chồng lấn các mỏ cát, nếu tự nguyện di dời tháo dỡ trước ngày huyện cưỡng chế thì những doanh nghiệp nơi đang khai thác mỏ cát sẽ hỗ trợ mỗi hộ 30 triệu đồng/1ha.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.