| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 22/09/2014 , 08:43 (GMT+7)

08:43 - 22/09/2014

Sinh viên được vay vốn mua nhà?

Chuyện sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được vay vốn ưu đãi để mua nhà, đang hút vào nó sự quan tâm của dư luận.

Tiếp theo sự xôn xao của xã hội về những chuyện “chỉ ở Việt Nam mới có” như cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học, hay bắt học sinh lớp 1 ký cam kết không được đua xe trái phép, không được đeo bông tai…, mới đây, chuyện sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được vay vốn ưu đãi để mua nhà, lại hút vào nó sự quan tâm của dư luận.

Ở nước nào không biết, chứ ở Việt Nam, thì sinh viên là “những con chim chưa ra ràng”, nghĩa là chưa đủ lông đủ cánh để tự cất mình vào trời xanh. Từ nắm xôi ăn sáng đến tiền học phí, tiền nhà trọ…, tất tật đều phụ thuộc vào nguồn cung cấp của gia đình.

Trong điều kiện ấy, một sinh viên được vay ưu đãi sáu, bảy trăm triệu đồng để có thể sở hữu một căn nhà, trở thành chuyện hài hước.

Bởi vay thì phải trả cả lãi lẫn gốc, dù là lãi ưu đãi và thời hạn vay có thể kéo dài đến 15 năm. Nhưng muốn làm được chuyện đó, người vay, nếu độc thân, cũng phải có thu nhập tối thiểu mỗi tháng 10 triệu đồng, thì mỗi tháng mới có thể dành ra được vài ba triệu mà trả.

Còn với một hộ gia đình công chức, viên chức, hai vợ chồng với hai đứa con, cũng phải có tổng thu nhập tối thiểu mỗi tháng hai chục triệu đồng, mới có thể trả được nợ.

Với mỗi sinh viên, khi ra trường, chỉ có thể gia nhập vào 3 “đội quân” sau đây của xã hội: Một là nếu may mắn thi đỗ trong các kỳ thi tuyển công chức, viên chức, trở thành công chức hay viên chức của một cơ quan Nhà nước, thì theo thang bậc lương hiện tại, là công chức, viên chức “mới bóc tem”, mức lương của họ chỉ trên dưới 3 triệu đồng mỗi tháng. Cao đẳng, trung cấp còn thấp hơn.

Với thu nhập ấy, họ nuôi mình còn chưa nổi, lấy gì trả nợ?

Hai là làm cho các doanh nghiệp, thì mỗi tháng cũng chỉ được năm, sáu triệu đồng. Để phấn đấu đến mức có thu nhập trên dưới 10 triệu, thời gian không phải là ngắn. Số sinh viên ra trường được nhận ngay vào các doanh nghiệp hay tổ chức nước ngoài, có mức thu nhập trên dưới 1.000 USD mỗi tháng, cực kỳ hiếm.

Và thứ ba, bất hạnh nhất, là buộc phải gia nhập vào đội quân 72.000 cử nhân thất nghiệp do các cơ quan chức năng vừa công bố (bây giờ không biết đã lên đến bao nhiêu rồi). Mà đã gia nhập vào đội quân này, thì việc trả được nợ vay mua nhà chỉ có trong giấc mơ.

Một điều nữa cũng không kém phần quan trọng là, việc xin việc sau khi tốt nghiệp, ra trường, các sinh viên hoàn toàn không chủ động được.

Giả sử được vay, mua được nhà ở thành phố này khi còn đang học. Nhưng sau khi ra trường, phải vào một thành phố khác cách xa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cây số mới tìm được việc, thì lúc đó, liệu họ có khênh nhà vào chỗ làm được không?

Đồng tiền của ngân hàng, dù được cho vay dưới bất cứ hình thức nào, thì nhiệm vụ cuối cùng của ngân hàng vẫn là phải thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Với những bất cập như trên, liệu có ngân hàng nào dám mở hầu bao cho sinh viên vay không? Bởi làm thế, khác nào như dân gian vẫn nói, là “thả gà ra mà đuổi”.

Cho vay để mua nhà, đến khi họ không trả được, thì sẽ xử lý đối với những ngôi nhà đó thế nào? Xiết nhà mang bán đấu giá? Tất nhiên. Nhưng làm như vậy phải qua không biết bao nhiêu là thủ tục phiền hà. Và điều quan trọng nhất là có bán được hay không? Và bao giờ thì bán được?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm