| Hotline: 0983.970.780

Sóc Sơn sau khi hoàn thành nông thôn mới

Thứ Hai 18/07/2022 , 19:16 (GMT+7)

Hà Nội Một không gian xanh và sạch hơn kể từ khi Sóc Sơn hoàn thành huyện nông thôn mới và giờ đây là các xã phấn đấu lên nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Những ngày này về xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) thấy cảnh tượng khác hẳn thủa khi mới đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, bắt đầu nâng cao chất lượng các tiêu chí để đáp ứng nông thôn mới nâng cao. Hàng ngàn m2 đất đã được vận động ủng hộ ở để mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa. Dọc các trục đường rác được dọn dẹp và trồng thay thế bằng cây xanh hay hoa…

Tổng giá trị nguồn lực xã hội hóa trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là hơn 50 tỷ đồng còn từ các nguồn khác là hơn 200 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp đường giao thông, cải tạo trường học, Trạm y tế. Nhờ có thay đổi về hạ tầng, thu nhập bình quân của dân Phù Lỗ đã đạt gần 70 triệu đồng/người/năm và không còn hộ nghèo.

Một góc của trung tâm Sóc Sơn. Ảnh: Tư liệu.

Một góc của trung tâm Sóc Sơn. Ảnh: Tư liệu.

Trên bình diện chung, Sóc Sơn là huyện xa trung tâm, có diện tích đất nông nghiệp lớn, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cao, hạ tầng yếu, kém lợi thế trong phát triển kinh tế. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của địa phương chỉ đạt 18 triệu đồng/người/năm, mỗi xã trung bình chỉ đạt có 5/19 tiêu chí xây dựng chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, 25/25 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và Sóc Sơn cũng đã đạt 9/9 tiêu chí của huyện nông thôn mới.

Kinh tế của Sóc Sơn khởi sắc thấy rõ qua việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác tăng nhanh qua từng năm, diện tích nông nghiệp công nghệ cao hay áp dụng VietGAP, hữu cơ mỗi lúc một nhiều. Bên cạnh đó, tỷ trọng các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng cũng dần tăng lên một cách vững chắc. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ở các xã được quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân các xã được cải thiện thấy rõ, thu nhập trung bình đạt gần 54 triệu đồng/người/năm.

Cơ giới hóa khâu làm đất. Ảnh: NNVN.

Cơ giới hóa khâu làm đất. Ảnh: NNVN.

Không bằng lòng với những gì mà mình đạt được, ở giai đoạn xây dựng nông thôn mới năm 2021 – 2025 Sóc Sơn đã xây dựng và ban hành Chương trình số 02 với mục tiêu phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các nhiệm vụ trọng tâm là cần tiếp tục tăng cường và đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ và nhân dân về bản chất của nông thôn mới, quyền lợi và nghĩa vụ của mình để từ đó tạo sự thống nhất trong hành động.

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo những tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị, nhất là các công trình phục vụ cho đời sống dân sinh và phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân bằng cách tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các Trạm y tế cũng như tăng cường đào tạo cho đội ngũ bác sĩ, y tá. Tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế và và khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học song song với chất lượng giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy để làm sao cập nhật được những phương pháp giải dạy tiên tiến nhất.

Máy gặt xuống đồng ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Máy gặt xuống đồng ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Không chỉ huy động vốn từ nguồn chương trình nông thôn mới mà còn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác hỗ trợ của cả Trung ương và Hà Nội để tạo sức mạnh tổng hợp. Bên cạnh đó không thể bỏ qua là nguồn lực khổng lồ ở trong dân, chỉ có hình thức huy động xã hội hóa mới cho người dân thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình ở trong mỗi công trình xây dựng là để phục vụ cho chính mình. Từ đó sẽ huy động thêm sức mạnh của cộng đồng để duy trì nông thôn mới một cách huyện quả. Trong việc phát triển nông thôn mới này huyện Sóc Sơn cũng định hướng sẽ kết hợp với các tiêu chí để trở thành một đô thị vệ tinh trong tương lai của Hà Nội.

* Trang thông tin có sự phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.