| Hotline: 0983.970.780

Sớm tháo 'điểm nghẽn' cho nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Tư 04/11/2020 , 18:08 (GMT+7)

Đại biểu Thạch Phước Bình (Vĩnh Phúc) cho rằng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành phải sớm chỉ đạo tháo gỡ 4 “điểm nghẽn” lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao tạo ra sản phẩm giá trị, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nông dân. Ảnh: Minh Phúc.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao tạo ra sản phẩm giá trị, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nông dân. Ảnh: Minh Phúc.

Bốn “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

Ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư công, tài chính ngân sách và cơ cấu lại nền kinh tế…

Ông Thạch Phước Bình (ĐBQH tỉnh Trà Vinh) nhận định: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang đến nhiều thành tựu cho kinh tế nước ta, song trong thực tế cho thấy, nông nghiệp công nghệ cao của nước ta còn gặp nhiều thách thức, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Chỉ ra thực tế này, đại biểu Thạch Phước Bình cho biết: Việc thu hút vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; đào tạo công nhân; tiêu thụ sản phẩm chính là khó khăn đầu tiên.

Ước tính ngoài chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo người lao động, nếu muốn thành lập trang trại chăn nuôi ở quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao thì chi phí gấp 4 đến 5 lần chi phí so với mô hình trang trại truyền thống.

Cụ thể, 1 ha nhà kính có đầy đủ hệ thống tưới nước phun sương, bón phân được tự động hóa theo công nghệ của Israel thì cần ít nhất khoảng từ 5 đến 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp cả nước, chiếm khoảng 0,01%.

ĐBQH Thạch Phước Bình. Ảnh: Quochoi.vn.

ĐBQH Thạch Phước Bình. Ảnh: Quochoi.vn.

Cũng theo đại biểu Thạch Phước Bình, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao. Đây là khó khăn thứ hai, đòi hỏi đội ngũ này phải có hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, nguồn nhân lực có chuyên môn ở nước ta còn hạn chế so với yêu cầu hội nhập và phát triển.

Trình độ thấp của người lao động đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học, công nghệ, đặc biệt là ở vùng có kinh tế kém phát triển, nhất là việc xây dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khó khăn thứ ba với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo đại biểu Thạch Phước Bình, đó là thị trường tiêu thụ. Sản phẩm nông nghiệp theo mô hình ứng dụng công nghệ cao tiêu thụ trên thị trường còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh kém trong và ngoài nước chưa tương xứng với chi phí đầu tư.

Khó khăn thứ tư là về quy tụ đất đai. Việc quy tụ đất đai, tập trung ruộng đất còn chậm. Ở nhiều địa phương, các vị trí thuận lợi thường xây dựng các hệ thống dịch vụ, đặc biệt là các khu công nghiệp. Hơn nữa đất đai cho sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có chính sách quy tụ để mở rộng sản xuất, xây dựng nông trang cho nông nghiệp công nghệ cao.

Chỉ rõ, đây là 4 “điểm nghẽn” với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan quan tâm chỉ đạo tháo gỡ trong thời gian tới.

Giảm chi lương, phụ cấp hơn 1.400 tỷ đồng nhờ tinh giản bộ máy

Đại biểu Hồ Thị Vân (Quảng Ngãi) đánh giá cao kết quả sắp xếp đơn vị cấp huyện, xã thời gian qua, giúp giảm chi lương, phụ cấp khoảng 1.431 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà đề nghị Chính phủ bên cạnh báo cáo về số lượng đơn vị tinh giản, cần đánh giá thêm thuận lợi, khó khăn liên quan đến đời sống người dân ở đơn vị hành chính mới.

Nữ đại biểu của tỉnh Quảng Ngãi cũng phản ánh việc giải quyết cán bộ dôi dư sau sắp xếp cần có thời gian, lộ trình thực hiện, khó hoàn thành trước 2022 như báo cáo của Bộ Nội vụ.

Bình luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng: “Chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến 6% là cao trong bối cảnh tình hình dịch bệnh khó lường, thiên tai xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng nặng nề. Ông đề nghị cần xem xét lại chỉ tiêu này cho hợp lý.

Bên cạnh đó, về chỉ tiêu quy mô GDP bình quân đầu người, dự kiến đạt 3.700 USD trong năm 2021 cũng được đại biểu Quốc hội này đánh giá là quá cao, vì GDP bình quân đầu người năm 2020 mới đạt 2.750 USD, “đề nghị xem lại tính khả thi", ông nói.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Văn Tiến cũng nhấn mạnh: Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%, thấp hơn năm 2019 và 2020, theo ông Tiến cũng cần xem lại, bởi Việt Nam đang nỗ lực thay đổi mô hình tăng trưởng, áp dụng khoa học công nghệ.

Xem thêm
Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về tên gọi sau hợp nhất của một số bộ, Bộ Nội vụ cho biết có Năm Bộ giữ nguyên tên sau hợp nhất.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Long An tri ân các mạnh thường quân

Ngày 11/1, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ tri ân các nhà tài trợ, doanh nghiệp, mạnh thường quân vì sự phát triển và an sinh xã hội tỉnh Long An năm 2024.

Vợ chồng thương binh nghèo vẫn nhận nuôi một người mù lòa suốt 28 năm

'Chả hôm nay ngon lắm mẹ ạ'. Bà lão mù hơn 80 tuổi nói với người mẹ nuôi hơn 60 tuổi của mình như vậy nhưng thực ra chả ấy lại là trứng rán.