| Hotline: 0983.970.780

Tăng giá điện "lợi đâu chẳng thấy mà răng không còn"

Thứ Năm 30/05/2019 , 10:33 (GMT+7)

Phải chăng để xảy ra sự việc vừa qua là do độc quyền không có cạnh tranh của ngành điện trong việc mua bán, truyền tải điện trong thực tiễn? ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu đặt câu hỏi.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương: Giá điện luôn tuân theo một quy trình bất biến “tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi".

Việc tăng giá điện còn nhiều mập mờ

Sáng nay (30/5), Quốc hội họp tại hội trường để đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Chia sẻ về bức xúc của người dân về giá điện, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng: “Từ thuở khai sinh ra nước nhà, giá điện luôn tuân theo một quy trình bất biến: “Tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi. Người dân thì ủng hộ chủ trương chung về giá điện, cái họ cần là sự công bằng, sự minh bạch và hợp lý. Ấy vậy mà việc tăng giá điện trong thời gian qua vẫn còn rất nhiều sự mập mờ, cần phải làm rõ”.

Trước hết người dân nghi ngờ việc tăng giá điện là chuẩn xác, khi mà số tiền theo hóa đơn thực tế mà họ trả thực tế cho “nhà đèn”  ở tháng đầu tiên tăng giá ấp đôi, gấp 3. 

Việc tăng giá điện trên 8% khiến người dân và cử tri bức xúc.

“Người dân ủng hộ chủ trương tiết kiệm điện của thực tiễn, chứ không phải tiết kiệm bằng mọi giá. Không phải ngẫu nhiên EVN chọn thời điểm bắt đầu chuyển mùa để tăng giá điện. Vì cứ tăng rồi đổ cho thời tiết là hợp lý nhất, đỡ phải giải thích nhiều”, ông Cương nhận định.

EVN là cơ quan quản lý nhà nước, cứ so sánh giá điện của Việt Nam thấp, nhưng tôi cho rằng việc chỉ so sánh đầu ra mà không so sánh đầu vào thì sẽ là khập khiễng, chưa kể việc độc quyền của EVN đã được nhà nước ưu đãi đủ thứ, và chưa tính đến việc thất thoát điện năng do quản lý và kỹ thuật, vì điều kiện có giống nhau đâu để so sánh, ông Cương nói.

“Có một việc rất đáng so sánh ở một số nước, do nắng nóng họ quyết định giảm giá điện cho người dân để giảm bớt khó khăn, thì sao chẳng thấy ai so sánh cả. Cứ ra rả rằng việc tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng thực tế đối với người dân lợi đâu chẳng thấy mà răng thì không còn”.

Bộ Công thương cần nghiêm khắc rà soát

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) chia sẻ: “Người dân đang hoài nghi và lung lay niềm tin” vào một số văn bản báo cáo của Chính phủ.

Liên hệ với việc tăng giá điện, ông Hiếu nói: “Bộ Công thương có hẳn báo cáo với gần 20 trang về việc tăng giá điện. Rất nhiều con số lập luận để khẳng định Bộ làm đúng. Nhưng lấy ví dụ chính bản thân tôi là bác sỹ, cho dù phác đồ đúng nhưng tình trạng bệnh nhân không nâng lên, thì cũng phải xem xét lại, nhiều khi lý thuyết là đúng nhưng thực tế lại sai ở mắt xích nào đó”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Nhiều khi lý thuyết đúng nhưng thực tế lại sai ở mắt xích nào đó.

“Lúc đấy phải dừng lại để suy xét, không bảo thủ, duy ý chí, che giấu sai lầm. Vậy nên, khi rất nhiều người dân tỏ ra bức xúc, phản ứng thì Bộ Công thương cần nghiêm khắc rà soát, rút kinh nghiệm về phương pháp tiến hành, cách thức quản lý giám sát và tuyên truyền của mình trong việc điều hành giá xăng dầu”, ông Hiếu chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) đề nghị Chính phủ cần đánh giá sâu hơn, xem việc tăng gía điện ảnh hưởng thế nào đến đời sống của người dân. Vì giá điện, xăng dầu là yếu tố đầu vào của sản xuất. Nếu tăng thì sẽ làm giảm khả cạnh tranh của sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Do vậy, tôi đề nghị kiểm toán toàn diện đối với hoạt động kinh doanh ngành điện.

Tác động tiêu cực đến CPI và lạm phát                 

Đại biểu Nguyễn Thị Yến, đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ: Lạm phát quý 1 năm 2019 chưa đáng lo ngại nhưng bắt đầu từ nay đến cuối sẽ có nhiều vấn đề, bởi giá điện, xăng dầu sẽ tác động trực tiếp đến tăng chỉ số giá tiêu dùng (như các lĩnh vực sản xuất thủy sản, vận tải, xi măng,…) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và người tiêu dùng.

Cụ thể giá tiêu dùng tăng hơn 8,36%, đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng cao hơn so với tháng 3/2019. Ẩn số giá thực phẩm chưa có lời giải, trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát ở 42 tỉnh, thành trong cả nước.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.