| Hotline: 0983.970.780

Tạo điều kiện thuận lợi đối với kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu

Thứ Năm 06/05/2021 , 18:45 (GMT+7)

Cục Thú y đã khẳng định như vậy trước thông tin danh mục hàng thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch ngày càng mở rộng hơn.

Cục Thú y khẳng định thông tin danh mục hàng thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch ngày càng mở rộng hơn, làm tăng diện hàng hóa phải kiểm tra và gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản là không chính xác.

Trong những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NN-PTNT ban hành nhiều văn bản về công tác kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.

Bộ NN-PTNT đã cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục

Theo đó, về lĩnh vực kiểm dịch thủy sản cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể: Ngày 25/12/2018 Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Cán bộ thú y kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu tại TP. HCM. Ảnh: TN.

Cán bộ thú y kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu tại TP. HCM. Ảnh: TN.

Các nội dung được Bộ NN-PTNT cắt giảm và đơn giản hóa, gồm: Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch thủy sản, tần suất lấy mẫu và chỉ tiêu kiểm tra.

Đối với danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch thủy sản, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản (Mục 6, Phụ lục I) được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ NN-PTNT ban hành Bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được Bộ NN-PTNT áp mã HS (8 số) và đã được cắt giảm nhiều so với trước đây, cụ thể: Đã cắt giảm 160 mã hàng hóa/tổng số 450 mã hàng hóa so với trước đây (được cắt giảm 36%). Không kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín, đóng bao kín khí, sử dụng để ăn ngay.

Đối với tần suất lấy mẫu, việc kiểm dịch, lấy mẫu kiểm tra theo nguyên tắc phân loại sản phẩm, trên cơ sở mức độ nguy cơ rủi ro đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu; theo đó, đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến) cứ 5 lô hàng thì lấy mẫu 1 lô hàng để kiểm tra (được cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra); đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao (sản phẩm ở dạng sơ chế, tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh) thực hiện lấy mẫu của 3 lô hàng liên tiếp, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu sẽ áp dụng tần suất 5 lô hàng lấy mẫu của 1 lô hàng để kiểm tra (đã cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu) và không thực hiện việc kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín khí, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay.

Trong khi đó, về chỉ tiêu kiểm tra, Bộ NN-PTNT đã cắt giảm chỉ tiêu kiểm tra, xét nghiệm so với trước đây theo từng nhóm sản phẩm động vật thủy sản, cụ thể: Đối với nhóm sản phẩm thủy sản tươi sống/đông lạnh/ướp lạnh đã cắt giảm 2/6 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 33,33%); đối với nhóm sản phẩm thủy sản sơ chế đã cắt giảm 3/7 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 42,85 %); đối với nhóm sản phẩm thủy sản chế biến đã cắt giảm 4/8 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 50%).

Cục Thú y cho biết thêm, hiện nay, Cục đang được Bộ giao phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN-PTNT rà soát Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT và khẳng định không có chuyện mở rộng “danh mục hàng thủy sản” phải kiểm dịch như một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin.

Như vậy, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo đó đã cắt giảm nhiều thời gian, chi phí,... cho các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản.

Các nước nhập khẩu tăng cường kiểm dịch

Đối với sản phẩm động vật thủy sản từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu cũng tổ chức thực hiện việc kiểm dịch rất chặt chẽ.

Đối với sản phẩm tôm đông lạnh (có đầu, bỏ vỏ) của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc: Mỗi lô hàng trước khi đưa vào cơ sở sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Úc phải được lấy mẫu xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng (phương pháp xét nghiệm bệnh phải theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới - OIE); đồng thời, mỗi lô hàng khi cập cảng nước Úc tiếp tục được lấy mẫu để xét nghiệm lại các bệnh nêu trên, nếu không có mầm bệnh và đáp ứng các yêu cầu khác nước Úc thì mới được phép nhập khẩu.

Đối với các loại sản phẩm thủy sản (tôm, cá đông lạnh) từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc: Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cũng yêu cầu các lô hàng sản phẩm thủy sản từ Việt Nam trước khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc phải được lấy mẫu xét nghiệm các bệnh (như Hoại tử gan tụy, Hoại huyết cá hồi, virus DIV1, virus TiLV,...), nếu không có mầm bệnh mới được xuất khẩu; đồng thời, các lô hàng tới Hàn Quốc cũng được cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc kiểm dịch chặt chẽ.

  • Tags:
Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.