| Hotline: 0983.970.780

Tạo nhiều giống cây lâm nghiệp

Thứ Hai 19/11/2012 , 12:04 (GMT+7)

Trung tâm đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có một cơ ngơi khá khiêm tốn nhưng kết quả đã làm được trong nhiều năm qua khiến nhiều người ấn tượng.

Nhiều giống cây lâm nghiệp được Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Bắc Trung (Viện Khoa học Lâm nghiệp VN) nghiên cứu, áp dụng vào trồng rừng đã làm giàu vốn rừng, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu thiệt hại của biến đổi khí hậu...

Trung tâm đứng chân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có một cơ ngơi khá khiêm tốn nhưng kết quả đã làm được trong nhiều năm qua khiến nhiều người ấn tượng. Giám đốc trung tâm Lê Xuân Tiến cho biết, với nhiệm vụ được giao, trung tâm đã thực hiện nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực lâm nghiệp, về giống cây rừng và xây dựng rừng giống, vườn giống, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc và SX nông lâm kết hợp...

Đồng thời triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học nhằm tìm ra các loài cây có khả năng tích nghi và chống chịu cao cho vùng Bắc Trung bộ. Bước đầu đã chọn tạo, được Bộ NN-PTNT công nhận và áp dụng vào SX 150 giống cây lâm nghiệp là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật.


Mô hình rừng nghiên cứu của Trung tâm Khoa học SX lâm nghiệp Bắc Trung bộ tại Quảng Trị

Đi qua các tỉnh Bắc Trung bộ nhiều người nhận thấy màu xanh ngút ngàn của rừng trồng, công lao ấy có phần đóng góp không nhỏ của những cán bộ, kỹ sư của trung tâm này. Qua nghiên cứu và thực nghiệm, trung tâm đã chọn lọc, khảo nghiệm thành công một số dòng keo lai tự nhiên như BV10 , BV16, BV33, BV71, AH1, AH7... cùng với quy trình SX giống bằng công nghệ mô hom đã tạo nên được đột phá lớn trong việc tăng năng suất rừng trồng và hiệu quả kinh tế của rừng so với trong các giống cũ trước đây.

Với giống keo lá tràm, trung tâm đã chọn lọc, khảo nghiệm và công nhận giống cho một số dòng như CLT7, CLT171, CLT1F, CLT18, CLT26, CLT43... Đặc điểm của giống keo này sinh trưởng nhanh, cây đơn thân, thẳng, cành nhánh nhỏ và tỷ trọng rất cao, phù hợp với trồng rừng lấy gỗ gia dụng nhằm giảm áp lực cho rừng tự nhiên.

Cùng với đó, trung tâm đã chọn được một số loài và xuất xứ keo lá tràm, keo lưỡi liềm, keo tai tượng, bạch đàn Uro, bạch đàn Tê rê và thông nhựa, thông Caribe phù hợp với vùng đất Bắc Trung bộ, làm cơ sở cho việc quyết định các danh mục loài trồng chính cho vùng.

Các rừng giống keo tai tượng, keo lá tràm, keo lưỡi liềm và thông Caribe của trung tâm đã được công nhận rừng giống quốc gia, góp phần không nhỏ cung cấp các nguồn giống có chất lượng cao, năng suất và hiệu quả kinh tế. Mới đây, một đơn vị trồng rừng của Úc đã đến trung tâm mua giống keo tai tượng về trồng thí nghiệm. Tuy nhiên, do không đủ số lượng nên trung tâm chỉ đáp ứng được một phần.

Đặc biệt, với đất cát nội đồng vùng Bắc Trung bộ, trung tâm đã chọn được cây trồng chính và biện pháp kỹ thuật thích hợp, đó là cây keo lưỡi liềm. Đây là loài sinh trưởng tốt, chống chịu được điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng vừa ngập úng vào mùa mưa vừa nắng nóng, khô hạn và cát bay vào mùa khô. Loại cây keo lưỡi liềm trồng ở đất cát nội đồng cho giá trị kinh tế cao bằng sản phẩm gỗ và củi, đồng thời có giá trị phòng hộ rất cao như cải tạo độ phì cho đất và chống cát bay, cát lấp.

Trung tâm còn xây dựng được một số vườn giống, rừng giống các loài sao đen thế hệ 1, dầu rái thế hệ 1, keo lá tràm thế hệ 1,5, bạch đàn Uro thế hệ 1,5, keo lá liềm thế hệ 2... Đây là nguồn vật liệu quý, đã được nghiên cứu, tuyển chọn, nhân giống, khảo nghiệm để cung cấp giống có chất lượng cho khu vực, quốc gia.

Song song với việc chọn lọc, nghiên cứu giống mới, trung tâm còn nghiên cứu để tìm ra kỹ thuật thâm canh trồng rừng phù hợp với từng cây và mục tiêu của sản phẩm. Cụ thể trồng rừng lấy sản phẩm là gỗ dăm giấy thì có thể trồng dày, thâm canh cao, chu kỳ kinh doanh rút ngắn lại.

Nhưng nếu muốn có gỗ lớn phục vụ cho các nhà máy cưa xẻ gỗ thì cây trồng thưa, bố trí liên hoàn một số biện pháp kỹ thuật như bón thúc, tỉa cành, tỉa thưa để tận dụng sản phẩm trung gian và kéo dài chu kỳ kinh doanh, tạo được các cây gỗ lớn, nâng giá trị của gỗ lên nhiều lần so với gỗ dăm.

Theo ông Lê Xuân Tiến, ngoài việc nghiên cứu giống mới thì công tác nuôi dưỡng, làm giàu, phục hồi rừng tự nhiên là một trong vấn đề hết sức nan giải, tiêu tốn rất lớn nhân lực, thời gian. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực nghiệm, trung tâm đã xây dựng thành công một số mô hình như trồng xen cây bản địa với cây phụ trợ, trồng xen cây bản địa dưới tán rừng non cho các loài như sao đen, lát hoa, dổi, gió trầm, vạng trứng, bời lời, muồng đen... Hầu hết các loài cây bản địa đều sinh trưởng rất tốt, được đánh giá rất cao và đang nhân rộng.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.