| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn, hướng dẫn đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm

Thứ Sáu 03/06/2022 , 14:08 (GMT+7)

Đồng Tháp Hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Tháp tiếp cận và được tập huấn về các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, trách nhiệm.    

Sáng 3/6, tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cùng Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn đại lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm. Buổi tập huấn thu hút sự quan tâm của trên 100 nông dân và đại lý bán buôn thuốc BVTV. Về phía Cục Bảo vệ thực vật có ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng đến dự.

Sáng 3/6, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức tập huấn đại lý bán buôn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng 3/6, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức tập huấn đại lý bán buôn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp, tháng 12/2021, Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết triển khai Chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả (hay chương trình Stewardship) trong vòng 5 năm từ năm 2021 đến 2025. Sau 5 tháng chính thức triển khai chương trình, bước đầu dự án đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi, thu hút được nhiều đại lý, nông dân, ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể hưởng ứng.

Trong công tác tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, chương trình đã hoàn thành 1 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật; 2/6 lớp tập huấn cho các cơ sở buôn bán thuốc BVTV ở huyện Thanh Bình và Tháp Mười với 129 cơ sở tham dự; 18/18 lớp tập huấn cho nông dân về sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và thu gom chai lọ, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định với 540 nông dân tham dự. Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng 2 mô hình thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên lúa và hoa kiểng.

Ngành chức năng đang kiểm tra mô hình thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng tại huyện Lấp Vò.

Ngành chức năng đang kiểm tra mô hình thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng tại huyện Lấp Vò.

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp cũng thực hiện thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trực tiếp tại 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Kết quả có 1 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sản phẩm có thông tin nhãn hàng hóa ghi chưa đúng theo quy định, số tiền bị xử phạt là 4 triệu đồng. Tổng số mẫu phân tích là 10 mẫu và kết quả phân tích 10 mẫu đạt.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 10/24 cuộc phát động phát động được phố biến về chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả. Trực tiếp thu gom bao gói, chai lọ thuốc BVTV đã sử dụng trên các tuyến kênh, rạch, mương nội đồng và tập kết về địa điểm phát động với 700 nông dân tham gia và tổng lượng rác thải BVTV thu gom được là 3.857 kg…

Theo ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp, hoạt động giúp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm của nông dân, giảm tình trạng lạm dụng thuốc. Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để cấp mã số vùng trồng.

Chiều cùng ngày, Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tham quan mô hình tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo đồng thời phối hợp truyền thông cho mô hình và chương trình Stewardship.

Thông qua dự án này, chương trình kỳ vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào trong đó có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông qua dự án này, chương trình kỳ vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào trong đó có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng

Theo Hiệp hội CropLife Việt Nam, trong khuôn khổ của chương trình hợp tác sẽ hướng tới các hoạt động chính như: Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cho nông dân, đại lý và cán bộ tại địa phương, tập trung vào các nguyên tắc sử dụng thuốc, kỹ thuật pha thuốc. Xây dựng các mô hình sử dụng thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, và mô hình cùng nông dân bảo vệ môi trường. Truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân và cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm. Thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.

Thông qua dự án này, Cục Bảo vệ thực vật và Sở NN-PTNT Đồng Tháp cũng như Hiệp hội CropLife Việt Nam hy vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào. Trong đó, có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm, từ đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm