| Hotline: 0983.970.780

Tây Ninh: Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thứ Tư 30/09/2020 , 15:23 (GMT+7)

Tỉnh Tây Ninh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030…

Theo kế hoạch, giai đoạn 2020 - 2025, Tây Ninh định hướng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số đối tượng gồm: lúa, rau màu, cây ăn quả, bò, heo, dê, gà.

Theo đó, vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 35 - 50 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 15 - 28 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 63 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 2 - 5 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ đạt trên 250 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 1.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 60.000 con.

Mô hình trồng nấm hữu cơ của nhà nông Nguyễn Thị Lan ở xã Phước Chỉ, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Trần Trung.

Mô hình trồng nấm hữu cơ của nhà nông Nguyễn Thị Lan ở xã Phước Chỉ, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Trần Trung.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh triển khai nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh với chỉ tiêu cụ thể như sau: Vùng sản xuất lúa hữu cơ có diện tích khoảng 70 - 110 ha. Vùng sản xuất rau màu hữu cơ có diện tích khoảng 40 - 85 ha. Vùng sản xuất cây ăn trái hữu cơ có diện tích khoảng 75 - 170 ha. Vùng sản xuất cây dược liệu hữu cơ có diện tích khoảng 8 - 10 ha. Vùng chăn nuôi heo hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi bò hữu cơ có số lượng đạt trên 500 con. Vùng chăn nuôi dê hữu cơ đạt trên 2.500 con. Vùng chăn nuôi gia cầm hữu cơ đạt trên 100.000 con.

Cánh đồng khóm hữu cơ tại xã Bình Thạnh, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Trần Trung.

Cánh đồng khóm hữu cơ tại xã Bình Thạnh, TX.Trảng Bàng. Ảnh: Trần Trung.

Ðể đạt được các mục tiêu trên, địa phương này cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, trang trại và gia trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ; phát triển sản xuất hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; triển khai các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ nhà nông - người sản xuất nông nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ.

Cánh đồng lúa hữu cơ của HTX nông nghiệp Bầu Đồn huyện Gò Dầu. Ảnh: Trần Trung.

Cánh đồng lúa hữu cơ của HTX nông nghiệp Bầu Đồn huyện Gò Dầu. Ảnh: Trần Trung.

Việc triển khai kế hoạch này nhằm thực hiện Ðề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và phát huy thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch và dịch vụ…

Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ còn giúp tạo ra môi trường an toàn cho người sản xuất và sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng cao.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.