| Hotline: 0983.970.780

Tê giác ở Việt Nam đã tuyệt chủng

Thứ Tư 26/10/2011 , 08:49 (GMT+7)

Cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã chết và bị WWF, IRF đưa vào danh sách động vật tuyệt chủng tại Việt Nam.

Bộ xương của cá thể tê giác Java tìm thấy ở VQG Cát Tiên đánh dấu việc tuyệt chủng của tê giác tại Việt Nam

Hôm qua 25/10, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) đã công bố cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam tại Vườn Quốc gia Cát Tiên đã chết và đưa loài động vật đặc biệt quý hiếm này vào danh sách bị “xoá sổ” tại Việt Nam.

Không chỉ có vậy, theo WWF nhiều quần thể, loài quý hiếm tại Việt Nam đang bị cô lập nghiêm trọng, đứng bên bờ tuyệt chủng. Việc kết luận được đưa ra từ kết quả phân tích gen của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và VQG Cát Tiên thu nhập được từ năm 2009 đến năm 2010. Tất cả các mẫu phân này đều thuộc về xác cá thể tê giác được tìm thấy tại VQG Cát Tiên vào tháng 4/2010.

Xác cá thể này cùng với viên đạn ở chân và sừng đã bị lấy đi, được tìm thấy ngay sau khi cuộc điều tra kết thúc. Điều này chứng tỏ săn bắn trộm là nguyên nhân gây ra cái chết cho cá thể tê giác duy nhất ở đây.

Ông Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam cho biết, tê giác Java từng được coi là tuyệt chủng tại châu Á, cho đến khi phát hiện được một cá thể tại VQG Cát Tiên vào năm 1988. Từ đó, những năm 1990 một số tổ chức quốc tế đã tham gia vào công tác bảo tồn cá thể tê giác Java còn lại của VQG Cát Tiên. Song việc mất sinh cảnh sống do xây dựng những công trình thủy điện và xây dựng kết cấu hạ tầng, cộng với nạn xâm canh xâm cư và săn bắn trái phép tại đây là những yếu tố nguy hại dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java ở Việt Nam.

Cá thể tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam đã chết. Những nỗ lực bảo tồn của các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan chức năng Việt Nam đã không bảo vệ được loài động vật đặc biệt quý hiếm này. Tê giác Java chết đi đồng nghĩa với việc Việt Nam đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, của đa dạng sinh học.

Nạn săn bắt và khai thác trộm động, thực vật hoang dã nhằm cung cấp cho các đường dây buôn bán, tiêu thụ trong nước và khu vực, đã làm cho nhiều quần thể loài tại Việt Nam bị suy giảm và cô lập nghiêm trọng. Đặc biệt loài hổ, voi châu Á và các loài đặc hữu như Saola, vọoc mũi hếch và cá sấu Xiêm cũng đang trên bờ tuyệt chủng.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc VQG Cát Tiên cho biết, với 20.000 dân hiện đang sinh sống trong khu vực VQG Cát Tiên, những năm gần đây bình quân mỗi năm vườn này mất đi khoảng 50 ha rừng. 9 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 250 vụ vi phạm lâm luật, nhưng do pháp luật quy định chỉ khởi tố những vụ phá rừng từ 5.000m2 trở lên, nên chỉ có 3 vụ bị khởi tố. Tình trạng lấn chiếm phá rừng nhỏ lẻ đã khiến cho tổng diện tích đất rừng của VQG Cát Tiên từ 75.000 ha đã giảm xuống còn khoảng 35.000ha.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm