| Hotline: 0983.970.780

Thách thức lớn nhất là nâng cao thu nhập và thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Tư 13/12/2023 , 14:23 (GMT+7)

Ông Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT IRRI cho rằng những gì đang diễn ra trên thị trường gạo toàn cầu gần đây cho thấy kết quả đạt được thời gian qua chưa bền vững.

Ông Cao Đức Phát đặt ra nhiều vấn đề cho ngành lúa gạo trong nước và thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Ông Cao Đức Phát đặt ra nhiều vấn đề cho ngành lúa gạo trong nước và thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. 

Tại Hội thảo quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo về lúa gạo, ông Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, lúa gạo gắn liền với cuộc sống của gần một nửa nhân loại.

Sau khủng hoảng trên thị trường lúa gạo năm 2008, các nước và cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo.

“Đã có ý kiến cho rằng thế giới đã có đủ năng lực đảm bảo nguồn cung gạo. Nhưng những gì đang diễn ra trên thị trường gạo toàn cầu gần đây cho thấy kết quả đạt được chưa bền vững”, ông Phát nhận định.

Lãnh đạo IRRI còn chỉ ra những thách thức mới, nhất là biến đổi khí hậu, yêu cầu ngành lúa gạo ở tất cả các nước phải sớm thích ứng và phải chuyển nhanh sang giảm phát thải khí nhà kính.

Bên cạnh đó, công nghiệp hóa không chỉ cạnh tranh, lấy đi đất đai và các nguồn lực khác mà còn gây sức ép phải nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của những người trồng lúa để duy trì sự hấp dẫn không chỉ với các nhà đầu tư mà trước hết là với 140 triệu hộ nông dân nhỏ trồng lúa trên khắp thế giới.

Xuyên suốt các năm qua, nhiều nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo và có nhiều tiến bộ kỹ thuật lúa gạo đã được đưa vào sản xuất.

Nổi bật là nhiều giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, chất lượng gạo ngon trồng ở nhiều nước châu Á, châu Phi; gạo có hàm lượng Glycemic thấp của IRRI; lúa lâu năm ở Trung Quốc; nhiều giống lúa kháng sâu bệnh, chống chịu các điều kiện bất lợi; kỹ thuật trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính; phân bón vi sinh cho phép giảm 30 - 50% lượng phân bón vô cơ mà vẫn duy trì và tăng năng suất; thuốc trừ sâu thế hệ mới; công nghệ gieo thẳng; công nghệ xử lý rơm rạ…

Theo ông Phát, cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng năng suất lúa khoảng 0,5%/năm để tiếp tục tăng sản lượng gạo từ khoảng 520 triệu tấn hiện nay lên khoảng 580 - 600 triệu tấn vào năm 2050, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho khoảng 4 tỷ người.

Không chỉ có vậy, ngành lúa gạo phải giảm khoảng 10 - 20% lượng phát thải và phải làm cho thu nhập của nông dân tiếp tục tăng lên nhanh.

Chính phủ vừa phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thảo tại ĐBSCL đến năm 2030. 

Chính phủ vừa phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thảo tại ĐBSCL đến năm 2030. 

Đối với Việt Nam, ông Phát nhận định, thách thức lớn nhất là nâng cao thu nhập của người trồng lúa và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.

Về kỹ thuật, đã xuất hiện nhiều công nghệ và kỹ thuật nguồn mới cho phép nâng cao hiệu quả nghiên cứu, rút ngắn thời gian chọn tạo giống, chế tạo các loại vật tư, thiết bị hiệu quả cao vượt trội, nổi bật là công nghệ chỉnh sửa gen, công nghệ số, công nghệ nano.

Về kinh tế - xã hội, nhân loại đã nhận thức một cách sâu sắc và đang chung tay tạo lập động lực thị trường mới và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy các xu hưởng phát triển mới trong nông nghiệp nói chung, và trong phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm với lúa gạo là nòng cốt nói riêng.

Cả quốc tế lẫn trong nước đều công bố những cơ chế, chính sách đặc thù cho ngành hàng lúa gạo. Mới nhất, Chính phủ đã phê duyệt đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

“Để phát triển có hiệu quả, mỗi nước sẽ có những hướng đi riêng phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nghiên cứu khoa học cần bám sát đáp ứng yêu cầu của các định hướng phát triển đó”, ông Phát nhận định.

Với Việt Nam, lãnh đạo IRRI cho rằng cần ưu tiên nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có đặc tính đáp ứng sát nhu cầu khẩu vị và dinh dưỡng của người tiêu dùng thuộc các nhóm khác nhau để đạt giá trị thị trường cao hơn; các công nghệ, kỹ thuật thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của mỗi nước, sự chia sẻ và phối hợp quốc tế sẽ giúp mỗi nước và cả thế giới đạt tiến bộ nhanh hơn trong lĩnh vực lúa gạo.

“Mong rằng hội thảo hôm nay sẽ giúp làm rõ hơn các hướng trọng tâm và giải pháp để nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân và doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị lúa gạo cho không chỉ cho Việt Nam mà còn đóng góp cho nỗ lực chung toàn cầu”, ông Phát nhắn nhủ.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.