| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình: Xin hỗ trợ kinh phí, đề nghị giữ lại Trạm Thú y huyện

Thứ Hai 04/03/2019 , 10:19 (GMT+7)

Thái Bình đã thành lập 2 đoàn công tác lưu động kiểm tra từ tháng 10/2019 đến nay, đồng thời chủ động tiêu độc khử trùng, dự phòng hoá chất và phát cho người dân để phòng chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Hồng Diên – Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, Thái Bình là một trong những tỉnh công bố ổ DTLCP. Trước đó, từ đầu năm 2018, tỉnh đã có kế hoạch, trong đó đưa ra các kịch bản để phòng chống các loại dịch bệnh trên đoàn vật nuôi.

Thái Bình đã thành lập 2 đoàn công tác lưu động kiểm tra từ tháng 10/2019 đến nay, đồng thời chủ động tiêu độc khử trùng, dự phòng hoá chất và phát cho người dân để phòng chống dịch bệnh.

Thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại

Đặc biệt từ khi có ổ dịch, Tỉnh uỷ, UBND cũng đã họp với các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện yêu cầu các đồng chí quyết liệt, quyết tâm cao trong công tác chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.

Thông qua đó, các địa phương đã đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, kiểm soát chặt công tác giết mổ, vận chuyển kinh doanh thịt lợn. Toàn tỉnh có 286 xã, phường, thị trấn thì đều thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Các Ban chỉ đạo đã ban hành cơ chế hỗ trợ tại chỗ rất rõ ràng, thống nhất, kể cả việc lập chốt tại các đầu mối giao thông, cửa ngõ ra vào các ổ dịch.

“Chúng tôi chủ trương hỗ trợ tiêu huỷ lợn ở mức cao nhất là 38.000 đồng/kg. Và đến nay, các ổ dịch đã qua 25 ngày nhưng không có phát sinh, điều đó chứng tỏ nếu chúng ta quyết tâm cao trong công tác phòng chống dịch thì sẽ hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh:, ông Diên nói.

Ông Nguyễn Hồng Diên cũng kiến nghị Chính Phủ hỗ trợ kinh phí để xét nghiệm mẫu, phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, kinh doanh thịt lợn vì Thái Bình là tỉnh có quy mô chăn nuôi lớn. Đồng thời hỗ trợ kinh phí chống dịch tại các địa phương, vì để tìm kiếm nguồn hỗ trợ lợn tiêu huỷ gặp rất nhiều khó khăn.

Chính phủ cần nghiên cứu cơ chế để giữ lại Trạm Thú y các huyện, bởi vai trò của hệ thống thú y trong phòng, chống dịch bệnh là rất lớn.

Bộ NN-PTNT cũng cần xây dựng kịch bản để ứng phó với các tình huống khi dịch bệnh xảy ra để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng kịch bản tại chỗ; hướng dẫn việc lấy mẫu xác minh dịch bệnh đối với các hộ chăn nuôi đã đến kỳ xuất bán lợn; sớm xác định nguyên nhân gây bệnh ở khu vực đồng bằng và cơ chế lây lan, qua đó giúp các địa phương chống dịch hiệu quả hơn.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.