| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên đứng thứ 7 trên cả nước về thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Thứ Tư 04/09/2024 , 10:52 (GMT+7)

Tỉnh Thái Nguyên có một số nhóm chỉ tiêu đạt mức điểm cao hơn trung bình cả nước như: Công khai, minh bạch; số hóa hồ sơ; thanh toán trực tuyến; mức độ hài lòng.

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo tăng cường thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: TTXVN.

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo tăng cường thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: TTXVN.

Theo số liệu thống kê tại Bộ chỉ số chỉ đạo điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tính đến hết tháng 8/2024, tỉnh Thái Nguyên đạt 83,69/100 điểm, đứng thứ 7/63 tỉnh, thành phố.

Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có một số nhóm chỉ tiêu đạt mức điểm cao hơn trung bình cả nước như: Công khai, minh bạch; số hóa hồ sơ; thanh toán trực tuyến; dịch vụ công trực tuyến; tiến độ giải quyết; mức độ hài lòng.

Giai đoạn qua, HĐND và UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan có giải pháp cụ thể tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên.

Cùng với đó, Sở cũng đẩy mạnh kết nối Hệ thống thông tin giải thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên với các hệ thống của các bộ, ngành và kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.