| Hotline: 0983.970.780

Giảm thiệt hại thiên tai nhờ công nghệ số

Thứ Ba 27/08/2024 , 07:30 (GMT+7)

Thái Nguyên Nhờ ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, công tác ứng phó với thiên tai ngày càng phát huy hiệu quả, giảm thiểu được thiệt hại.

Tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như mưa lớn, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… Ảnh: Phạm Hiếu.

Tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như mưa lớn, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… Ảnh: Phạm Hiếu.

Bản đồ số cho công trình thủy lợi

Tại Việt Nam, những tác động đến từ biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng có xu hướng cực đoan, bất thường cả về cường độ lẫn tần suất, từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất của người dân. Do vậy, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ là một trong những giải pháp đang được nhiều địa phương quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Là địa phương miền núi đặc thù, tỉnh Thái Nguyên thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai. Theo thống kê, trong năm 2023, tại Thái Nguyên xảy ra 12 đợt thiên tai gồm mưa lớn, lốc, sét, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất… làm 3 người chết và thiệt hại về tài sản ước khoảng 24,3 tỷ đồng.

Trước những yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thời gian qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai đã được tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm.

Lực lượng chức năng đặt biển cấm ngăn người dân đi qua khu vực nguy hiểm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lực lượng chức năng đặt biển cấm ngăn người dân đi qua khu vực nguy hiểm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Nguyễn Tiến Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, đơn vị đã xây dựng được hệ thống quản lý dữ liệu và bản đồ số cho gần 1.300 công trình thủy lợi trên toàn tỉnh, qua đó phục vụ công tác quản lý nhà nước, phục vụ chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi, điều hành cấp nước, tiêu úng, phòng chống lũ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, giúp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước và góp phần chủ động trong việc giám sát hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng.

Cùng với đó, việc Trung tâm Theo dõi, Điều hành Phòng chống thiên tai tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên được xây dựng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo về phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tại địa phương. Nhờ triển khai các ứng dụng theo dõi, cảnh báo sớm thiên tai nên công tác chỉ đạo các phương án phòng ngừa của chính quyền chủ động hơn, nhờ đó công tác ứng phó các tình huống thiên tai kịp thời hơn.

“Trong bối cảnh thiên tai ngày càng phức tạp, diễn biến khó lường, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào cảnh báo, dự báo thiên tai đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành, chính quyền địa phương. Nhờ đó, người dân sẽ kịp thời nắm bắt thông tin, chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra”, ông Nguyễn Tiến Thịnh nhấn mạnh.

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bản đồ số các công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bản đồ số các công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện tỉnh Thái Nguyên có khoảng 260 hồ chứa nước với gần 530 đập dâng các loại, đứng thứ 5 ở miền Bắc và thứ 9 cả nước về số lượng hồ chứa, đập dâng. Toàn tỉnh có 7 tuyến đê các loại với tổng chiều dài khoảng 48km, nằm tại 3 địa phương là TP Thái Nguyên, TP Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Hệ thống video cảnh báo các điểm ngập

Những năm qua, Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên đã xác định việc đẩy mạnh số hoá cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp là khâu đột phá chiến lược trong thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Trong đó, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thông tin trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch xây dựng phần mềm báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục nâng cấp, xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bản đồ số các công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai tích hợp thông số tại các trạm đo mưa tự động và hệ thống camera trực tuyến giám sát mực nước tại các điểm xung yếu phục vụ quản lý một số hồ, đập thủy lợi, đê bao, lưu vực sông trên địa bàn tỉnh... Phối hợp, cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai cho Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) Thái Nguyên.

Theo dõi lượng mưa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên hệ thống. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo dõi lượng mưa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên hệ thống. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 350 tràn lớn nhỏ thông qua các hệ thống đường dân sinh trên địa bàn các xã. Tại nhiều xã, các đường giao thông huyết mạch đều có các tràn lũ nằm trên. Mỗi mùa mưa lũ, khi lượng mưa cao, nhiều hệ thống tràn bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống giao thông của người dân. Theo đó, Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai xây dựng hệ thống video cảnh báo các điểm ngập tại các tràn, cống đường dân sinh nhằm phục vụ việc theo dõi của người dân.

Với vai trò Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên đã nâng cao tần suất tiếp cận và ứng dụng các công nghệ về dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm đảm bảo công tác tham mưu kịp thời hơn, thông tin chỉ đạo phù hợp với các bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình cụ thể tại địa phương.

100% văn bản về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đã được ban hành trên môi trường điện tử. Cách thức tiếp nhận và truyền tải văn bản chỉ đạo từ chuyển phát trực tiếp sang mạng internet với đường truyền tốc độ cao, qua đó đảm bảo an toàn thông tin.

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã đưa vào sử dụng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, bản đồ số các công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai, trung tâm theo dõi, điều hành, cảnh báo phục vụ công tác phòng, chống thiên tai giúp việc quản lý thông tin, dữ liệu của cán bộ lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai thuận tiện, nhanh chóng, trực quan hơn.

Những phần mềm, hệ thống thông tin đã giúp công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi thuận tiện, hiệu quả hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Những phần mềm, hệ thống thông tin đã giúp công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi thuận tiện, hiệu quả hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mặt khác giúp người dân dễ dàng trong việc xem và tìm kiếm thông tin các công trình thủy lợi, kịp thời nắm bắt các thông tin cảnh báo về thiên tai trên địa bàn tỉnh qua một số tính năng nổi bật như: Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý các công trình thủy lợi tại địa bàn được giao; nhập dữ liệu thông số kĩ thuật của các đối tượng khi có biến động hoặc theo thời gian quy định để kịp thời tổng hợp báo cáo, thông tin đến cơ quan quản lý; báo cáo tình trạng cảnh báo nguy hiểm khi có nguy cơ xảy ra; trao đổi thông tin với cán bộ cấp trên và các bộ phận liên quan xử lý vấn đề phát sinh tại địa bàn nhanh chóng, chính xác.

Hiện nay, hệ thống đê toàn quốc có khoảng hơn 55.000km, trong đó có hơn 2.700km đê cấp 3 đến đặc biệt tập trung ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Tuy nhiên, qua đánh giá hiện trạng đê từ cấp 3 đến đặc biệt năm 2023, có 288 trọng điểm, vị trí xung yếu; hơn 274km đê thiếu cao trình thiết kế; 371km đê mặt cắt nhỏ hẹp, hơn 185km đê thường xuyên bị đùn sủi, thẩm lậu; 233km kè xuống cấp, hư hỏng còn diễn biến sạt lở.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.