| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Nâng chất và lượng nước sinh hoạt

Thứ Ba 03/12/2019 , 14:16 (GMT+7)

Dự kiến năm 2019, tỷ lệ người dân nông thôn của tỉnh Thái Nguyên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%, tăng 2% so với năm trước.

08-24-00_1
Tỷ lệ người dân nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên được sử dụng nước hợp vệ sinh ngày càng cao.

Sau gần 30 năm triển khai hoạt động, sự nghiệp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và cơ sở hạ tầng các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tính đến hết năm 2014, dân số nông thôn Thái Nguyên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 82%. Các nhiệm vụ về quản lý sau đầu tư, giám sát, đánh giá nước sinh hoạt & VSMT nông thôn đạt kết quả tốt.

Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã đạt 91,01% (tăng 2,01% so với năm 2017); 72% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (tăng 3% so với năm 2017); 72% hộ gia đình nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2017); 96% các trường học chính có công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (tăng 2% so với năm 2017).

Hiện nay, Trạm Dịch vụ xây dựng công trình thuộc Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang quản lý và khai thác hơn 20 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

Bà Trần Thị Duyên (Phó Trạm trưởng Trạm Dịch vụ xây dựng công trình nước sinh hoạt & VSMT nông thôn Thái Nguyên) cho biết, công tác quản lý vận hành khai thác và dịch vụ nước sạch đối với các công trình dần ổn định và đi vào nề nếp. Chất lượng nước được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định, bảo đảm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân.

Trong quá trình quản lý vận hành đã bảo đảm an toàn về lao động, tài sản, trang thiết bị, sửa chữa, khắc phục kịp thời những hư hỏng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc duy trì hiệu quả các công trình, dự án là sự thiếu nhiệt tình của hệ thống chính quyền cơ sở trong việc vận động người dân tự nguyện tham gia sử dụng và bảo vệ công trình. Chính vì vậy, một số địa phương còn có hiện tượng người dân ăn cắp nước sinh hoạt, phá hoại công trình…

Dự kiến năm 2019, tỷ lệ người dân nông thôn của tỉnh Thái Nguyên được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%, tăng 2% so với năm trước, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 74%, các trường học chính có công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đạt 98%.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên là một trong 21 tỉnh trên cả nước được chọn lựa để tổ chức triển khai chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả.

Khẳng định tầm quan trọng của chương trình, UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở NN-PTNT và đặc biệt là Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn đã phân giao nhiệm vụ cho các cơ quan thành viên, phân kỳ chương trình, lập kế hoạch cụ thể để triển khai chương trình hiệu quả.

Đến nay, Trung tâm đã quyết toán xây dựng cơ bản 4 công trình, đồng thời hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư 6 công trình cải tạo, sửa chữa mở rộng thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các công trình thuộc dự án mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn theo nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới; hoàn thành công tác đấu thầu tư vấn và đấu thầu thi công, đấu thầu bước 2 lập hồ sơ báo cáo thiết kế kỹ thuật và khởi công nhiều công trình tiểu dự án khác...

Ông La Hồng Chung (Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn tỉnh Thái Nguyên) cho biết, một nhiệm vụ rất quan trọng là quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Tính thời sự của quy hoạch là phải bổ sung đánh giá, tiên lượng được những ảnh hưởng xấu của quá trình biến đổi khí hậu đến chương trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn.

08-24-00_2
Cán bộ vận hành công trình cấp nước.

Từ đó đưa ra được quy hoạch phù hợp với quy hoạch cấp nước các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên với tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tính kế thừa và phát triển phù hợp với quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, để quy hoạch đi vào thực tiễn và phát huy hiệu quả thì phải cung cấp những thông tin cần thiết để người dân nông thôn tăng nhu cầu sử dụng nước sạch và tự lựa chọn loại công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp, nâng cao hiểu biết về vệ sinh và mối liên quan với nước sạch...

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.