| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên xứng danh trung tâm kinh tế vùng Việt Bắc

Thứ Năm 08/10/2020 , 08:03 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam..

Bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Với sự phát triển nhanh, Thái Nguyên dần xứng đáng hơn với vị thế trung tâm vùng, NNVN đã trao đổi phỏng vấn với bà Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên.

Trụ đỡ nền kinh tế

Kính thưa Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải, về lĩnh vực nông nghiệp, bà đánh giá như thế nào về đặc trưng, thế mạnh và kết quả đạt được của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua?

Thái Nguyên là địa phương có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản như đất đai, khí hậu, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là tiềm năng, lợi thế đối với phát triển cây chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, đây còn là tỉnh tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh trong vùng, có Đại học Nông lâm và nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp (nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và tổ chức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Với đặc điểm đó, trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh chủ lực của địa phương như chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các cây trồng, vật nuôi đặc sản của một số địa phương trong tỉnh… đã được tập trung phát triển để hình thành các vùng sản xuất lớn theo hướng an toàn, hữu cơ, chăn nuôi trang trại, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chủ lực, các sản phẩm OCOP của tỉnh; qua đó đã từng bước phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể như Thái Nguyên đã vươn lên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước đối với sản xuất chè cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên 1ha chè; Trà Thái Nguyên tiếp tục được khẳng định vị thế là “Đệ nhất danh trà” với các sản phẩm phong phú có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, khẳng định được thương hiệu với thị trường trong nước và quốc tế, nhiều sản phẩm đã đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế, được chọn làm quà tặng cho hội nghị APEC năm 2017, góp phần thúc đẩy sản xuất chè của tỉnh cũng như đối với ngành chè cả nước.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển nhanh theo hướng quy mô trang trại, an toàn sinh học; hiện nay, Thái Nguyên có tổng đàn và sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm lớn thứ 2 trong số các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc; chương trình “mỗi xã một sản phẩm” được triển khai thực hiện tốt, trong năm 2020, tỉnh sẽ có trên 50 sản phẩm OCOP, trong đó có sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 5 sao (sản phẩm OCOP quốc gia). 

Có ý kiến cho rằng, Thái Nguyên đang phát triển nóng về công nghiệp dịch vụ nên cán cân bị lệch, ngành nông nghiệp được quan tâm chưa tương xứng với tiềm năng. Bà đánh giá và có quan điểm như thế nào về nhận định đó?

Trong nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã giúp cho giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng nhanh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tuy chưa thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư như lĩnh vực công nghiệp, song vẫn có bước phát triển khá mạnh với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 4,5% (cao hơn bình quân chung của cả nước), góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho gần 70% người dân trên địa bàn tỉnh;

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định và giữ vị trí là ngành sản xuất quan trọng, không chỉ là “bệ đỡ” của nền kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự ổn định xã hội, đặc biệt trong bối cảnh của dịch Covid-19 kéo dài;

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị.

Do vậy, với việc quan tâm đầu tư, phát triển công nghiệp để kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian qua, tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư phát triển của tỉnh, chúng ta sẽ có điều kiện quan tâm đầu tư nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên) thăm mô hình sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên) thăm mô hình sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Sáng rõ lộ trình - công minh giải pháp

Khẳng định sâu sắc quan điểm đó, thời gian tới Thái Nguyên sẽ xây dựng nông nghiệp trên những trụ cột nào?

Quan điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã được xác định tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 và dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025.

Cụ thể là: Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường liên kết chuỗi và phát triển bền vững gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm là phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, thế mạnh của tỉnh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Nâng cao chất lượng, giá trị cây chè và sản phẩm trà. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Khuyến khích, thúc đẩy tập trung, tích tụ đất đai để tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với quản lý rừng bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quan điểm, chủ trương rất rõ ràng, Thái Nguyên có cách làm gì khác biệt không?

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một nội dung cụ thể đó là:

Chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Trong đó, tập trung xây dựng các chương trình, đề án cụ thể để phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Tập trung vào các đề án: Đề án Phát triển các sản phấm chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025; đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, đề án Khu Nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở; công tác tham mưu và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sở, ngành, đơn vị liên quan như: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Đại học Thái Nguyên, các tổ chức chính trị-xã hội… đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bà có chia sẻ gì về mục tiêu phát triển nhanh, bền vững cho nông nghiệp Thái Nguyên?

Để thực hiện mục tiêu đó thì phát triển nông nghiệp phải theo hướng hiện đại, bền vững trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thích ứng với cơ chế thị trường, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Phát triển đồng bộ nông nghiệp với công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước - doanh nghiệp - hợp tác xã - người sản xuất tạo ra chuỗi liên kết giữa sản xuất - chế biến - thị trường tiêu thụ với các sản phẩm thương hiệu và giá trị gia tăng cao.

Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tích cực phát huy vai trò của người dân tham gia vào quá trình tái cơ cấu và tổ chức sản xuất ở địa phương.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Xem thêm
Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.