| Hotline: 0983.970.780

Thành phố địa đầu tổ quốc trở thành đô thị thông minh vào năm 2030

Thứ Sáu 25/03/2022 , 19:54 (GMT+7)

QUẢNG NINH TP Móng Cái đang tập trung đầu tư hạ tầng số, từ đó triển khai công cuộc chuyển đổi số toàn diện, hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố hiện đại, thông minh.

Xây dựng cửa khẩu số 

Móng Cái là thành phố biên giới có vị trí địa chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có nhiều lợi thế trong phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại, XNK, cảng biển và logistics.

Năm 2022, thành phố đã triển khai mô hình cửa khẩu số nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động XNK tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Cụ thể, TP Móng Cái đã làm việc với Sở TT-TT, Viễn thông Quảng Ninh để khảo sát, nghiên cứu tình hình triển khai và thực hiện mô hình cửa khẩu số tại tỉnh Lạng Sơn. Từ đó, xác định hướng đi cụ thể tại các cửa khẩu, lối mở, các cơ quan khối cửa khẩu trên địa bàn Móng Cái, để tiến tới xây dựng nền tảng hạ tầng cửa khẩu số thông minh, hiện đại.

Các thủ tục XNK tại khu vực cửa khẩu đã từng bước được số hóa.

Các thủ tục XNK tại khu vực cửa khẩu đã từng bước được số hóa.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ đáp ứng giải pháp tự động hóa quy trình XNK, nhằm giảm tải cho doanh nghiệp thông quan, tăng tính minh bạch trong hoạt động quản lý, giám sát tại cửa khẩu, tạo ra kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK.

Ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết, hiện nay, hạ tầng XNK của TP Móng Cái cơ bản đáp ứng được yêu cầu xây dựng cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số. Việc xây dựng cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số là yêu cầu tất yếu trong tiến trình phát triển của Móng Cái. Mô hình nhằm kết nối các lực lượng liên ngành tại cửa khẩu chia sẻ cơ sở dữ liệu; tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời thích ứng với chuyển đổi cửa khẩu số phía Trung Quốc.

TP Móng Cái cũng tập trung đầu tư, chuẩn bị tốt về hạ tầng trang thiết bị và hạ tầng truyền dẫn, đường truyền riêng, đảm bảo an toàn khu vực cửa khẩu và chuẩn bị về nhân lực để sử dụng và vận hành mô hình cửa khẩu thông minh, cửa khẩu số trong năm 2022. 

Thành phố thông minh trong tương lai

Thời gian qua, TP Móng Cái đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo triển khai thí điểm Chính quyền điện tử, Trung tâm Hành chính công, Trung tâm Điều hành thành phố thông minh. Thời gian đầu đã đạt những kết quả tích cực, góp phần đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, điều hành của chính quyền, tạo nền tảng liên thông về hạ tầng công nghệ thông tin, nền tảng dữ liệu, kết nối liên thông.

Đặc biệt, đội ngũ CBCCVC đã có kinh nghiệm, năng lực thực tiễn trong triển khai, quản lý, vận hành hệ thống thành phố thông minh. Đây cũng là nền tảng thuận lợi để Móng Cái phát triển thành thành phố thông minh, hướng tới chuyển đổi số toàn diện.

Móng Cái là địa phương đầu tiên của Quảng Ninh vận hành thí điểm mô hình Trung tâm Điều hành đô thị thông minh.

Móng Cái là địa phương đầu tiên của Quảng Ninh vận hành thí điểm mô hình Trung tâm Điều hành đô thị thông minh.

Cùng với đó, thành phố cũng sớm triển khai hệ thống ứng dụng hệ thống camera cảm biến để giám sát các hoạt động tại Trung tâm Hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Bộ phận tiếp công dân của các xã, phường; hệ thống camera tại các cửa khẩu, điểm kiểm soát hoạt động XNK, XNC…

TP Móng Cái phấn đấu đến năm 2023 sẽ hoàn thành 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với các hồ sơ, giấy tờ, hoàn thành các cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng như xuất nhập khẩu, thương mại, cảng biển, logistic, du lịch, quản lý đô thị, đất đai, giáo dục, y tế, thuế, ngân hàng. Ở lĩnh vực giáo dục, 100% các trường học trên địa bàn thành phố có nội dung chuyển đổi số trong chương trình giảng dạy, đào tạo.

Đồng thời, Móng Cái đặt mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong tổng các ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%; 100% doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi số; 100% tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử; thu hút ít nhất 1 dự án đầu tư của doanh nghiệp về lĩnh vực logistic cảng thông minh từng bước xây dựng “cảng dữ liệu thông minh” và 2 doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh….

Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành ủy Móng Cái cho biết, thành phố phấn đấu đến năm 2025 trở thành mô hình mẫu và đứng trong nhóm dẫn đầu về phát triển thành phố thông minh và chuyển đổi số toàn diện của tỉnh. TP Móng Cái hướng tới xây dựng đô thị loại I thông minh, hiện đại vào năm 2030. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để xây dựng và phát triển TP Móng Cái.

Với mục tiêu phát triển thành phố thông minh và chuyển đổi số toàn diện, TP Móng Cái phấn đấu trong năm 2022 xây dựng thành công cửa khẩu số thông minh, đảm bảo 100% các quy trình, thủ tục thông quan được thực hiện trên môi trường số. Đồng thời, đưa vào hoạt động chính thức Trung tâm Điều hành thông minh (IOC).

TP Móng Cái là địa phương đầu tiên trong tỉnh, là đơn vị cấp huyện đầu tiên ở miền Bắc và thứ 2 của cả nước (sau TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) vận hành thử nghiệm Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong cả nước kết nối với Trung tâm Thông tin - điều hành của Chính phủ.

Xem thêm
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu năm mới 2025, cùng mong muốn đất nước phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Xuất khẩu gạo lập kỳ tích vượt 9 triệu tấn và 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo gây ấn tượng mạnh mẽ cả về lượng và kim ngạch trong năm 2024 khi thiết lập những cột mốc lịch sử cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

'Làng Nủ hạnh phúc'

Đó sẽ là tên gọi mới của ngôi làng mà 3 tháng trước từng là tâm điểm tang thương trong trận lũ quét lịch sử xảy ra tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai).