| Hotline: 0983.970.780

TP Móng Cái kiên quyết nói không với tiêu cực trong xuất nhập khẩu

Thứ Ba 08/02/2022 , 10:10 (GMT+7)

QUẢNG NINH Bí thư Thành ủy Móng Cái, ông Hoàng Bá Nam, đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị đầu năm của Ban Thường vụ Thành ủy.

Ban Thường vụ Thành ủy Móng Cái (Quảng Ninh) vừa họp để thảo luận và cho ý kiến về tình hình và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn thành phố Móng Cái trong thời gian tới.

Ông Hoàng Bá Nam - Bí thư Thành ủy Móng Cái phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Hải Ninh

Ông Hoàng Bá Nam - Bí thư Thành ủy Móng Cái phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Hải Ninh

Theo báo cáo của UBND thành phố, năm 2021, môi trường xuất nhập khẩu trên địa bàn tiếp tục được cải thiện, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng theo hướng chính ngạch. Tổng trọng lượng hàng hóa năm 2021 đạt 1.972.042 tấn, tăng 64,98% so với năm 2020, vượt 31,47% so với mục tiêu đề ra của thành phố năm 2021.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 4 tỷ USD, tăng 46% so với năm 2020. Kim ngạch hàng nhập sản xuất, nhập gia công năm 2021 thông quan qua cửa khẩu cầu Bắc Luân II đạt 14.118 triệu USD, tăng 94% so với năm 2020. Thu thuế xuất nhập khẩu đạt 1.297,3 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ. Thu phí xuất nhập khẩu đạt 62,4 tỷ đồng, vượt 78% dự toán thành phố giao, vượt 89% dự toán tỉnh giao. Trong giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 thì hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 đã trở thành trụ đỡ quan trọng, góp phần duy trì thực hiện mục tiêu kép và thúc đẩy kinh tế xã hội thành phố phát triển.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn, thành phố Móng Cái đã hội đàm với TP Đông Hưng (Trung Quốc) điều chỉnh lịch nghỉ Tết Nguyên đán và hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở của 2 địa phương. Từ ngày 03/02/2022, thông quan hàng hải sản tươi sống và hàng hóa tại lối mở cầu phao Km3+Hải Yên; từ ngày 05/02/2022, thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2.

Thành phố đã kiểm soát, duy trì tốt việc lấy mẫu xét nghiệm virus Sars-CoV-2 đối với hàng hóa, lái xe trung chuyển, doanh nghiệp, cư dân biên giới vào khu vực cửa khẩu, lối mở; Thực hiện phân luồng, đưa hàng hóa chuỗi lạnh đang tồn đọng tại địa bàn thành phố Móng Cái đến các cửa khẩu khác hoặc thay đổi cách thức xuất khẩu để nhanh chóng giải phóng hàng hóa, phương tiện đang bị tồn đọng, giảm tối đa thiệt hại kinh tế; kiểm soát tốt lượng hàng tồn trong dịp Tết đến nay.

Thống nhất ý kiến tại hội nghị, ông Hoàng Bá Nam - Bí thư Thành ủy Móng Cái khẳng định, thành phố sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo giữ vững địa bàn, duy trì "vùng xanh an toàn" phục vụ cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu; tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa hai địa phương; duy trì việc kiểm soát người, phương tiện ra vào Thành phố tại Trạm KSLH km15-Bến tàu Dân Tiến.

Liên quan đến việc đầu tư, cần tập trung các giải pháp tạo quỹ đất sạch, hoàn thiện quy hoạch, Bí thư Hoàng Bá Nam giao các đơn vị chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng khi có chủ trương triển khai thực hiện. Trọng điểm là các dự án như: Trung tâm giao dịch nông, lâm, thủy sản Châu Á Thái Bình Dương tại lối mở Km3+4 Hải Yên để hỗ trợ xuất khẩu nông, lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; Đề án Khu thương mại tự do tại thành phố Móng Cái (trên diện tích 1.360 ha đất dự kiến quy hoạch để xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc); cảng Vạn Ninh; phòng Lab của Tập đoàn kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Hoa, chi nhánh Quảng Tây (CCIC) tại Lối mở Km3+4 Hải Yên; cầu sắt thô sơ tại Lối mở Km3+4 Hải Yên/cặp chợ biên mậu Đông Hưng, nâng cấp Lối mở thành Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) giữa hai nước. Rà soát các kho ngoại quan; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, thành phố Móng Cái sẽ tiếp tục công khai, minh bạch các khoản thu phí, thủ tục thông quan, "nói không" với những tiêu cực trong hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất với mục tiêu cao nhất là đẩy mạnh việc thông thương hàng hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với thành phố Móng Cái mà còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.