| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 17/04/2023 , 15:48 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 15:48 - 17/04/2023

Thành phố gì kỳ có công chức gì lạ

Thật xấu hổ, nếu những người làm việc ù lì trong các công sở TP.HCM, tự đặt câu hỏi: Ở 'thành phố gì kỳ' mà lại có công chức gì lạ vậy?

Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ ngày 16/4, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thừa nhận với Thủ tướng có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức ở đô thị lớn nhất phương Nam sợ trách nhiệm, sợ sai, thiếu chủ động, sáng tạo trong thi hành công vụ. Giải pháp đưa ra là sẽ có chỉ thị để chấn chỉnh tình trạng này.

Vì sao cán bộ, công chức của một thành phố năng động lại chưa thực sự tích cực trong công việc được giao? Do các sở, ngành vận hành chậm chạp và không đồng bộ? Do cơ chế đánh giá hiệu quả chưa rõ ràng nên chưa tạo động lực thúc đẩy tập thể và cá nhân? Rõ ràng đây là một tồn tại rất đáng suy ngẫm, nếu TP.HCM muốn tiếp tục dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển.

Gần đây, Bộ Nội vụ cũng bắt tay soạn thảo nghị định khuyến khích và bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ dám làm nhằm kích hoạt tinh thần sáng tạo và hành động cống hiến trong từng đơn vị. Phải chăng, câu chuyện trì trệ của cán bộ, công chức TP.HCM không phải ngoại lệ, và tình trạng này đang phổ biến nhiều nơi? Thật đáng buồn, khi cán bộ, công chức lại co cụm cầu an, mặc kệ dòng chảy hối hả của xã hội đang khao khát tiến bộ từng ngày.

Sự cẩn trọng quá mức cần thiết của cán bộ, công chức trong quá trình xử lý công vụ, có nguyên nhân từ chiến dịch phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang thực hiện quyết liệt không? Không đúng như vậy. Không hề có chủ trương hình sự hóa các thủ tục hành chính. Nếu cán bộ, công chức làm đúng pháp luật, đúng đạo đức thì chẳng có gì phải lo ngại.

Không có để nhận ra, những cán bộ, công chức sợ trách nhiệm đã tỏ ra khôn vặt bằng cách vẽ thêm những quy trình phức tạp. Có những việc có thể giải quyết theo thẩm quyền và theo quy chế, nhưng lại gửi văn bản xin ý kiến từ đơn vị nọ đến đơn vị kia, rồi chờ đợi có ý kiến phản hồi.

Tuy nhiên, đâu phải đơn vị nào cũng có thể trả lời những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn, khiến con đường lắt léo của các văn bản dẫn vào lối hẹp bế tắc. Nói nôm na, đó là phương án ứng biến để đưa tất cả về sự ràng buộc “cha chung không ai khóc”.

Cán bộ, công chức đùn đẩy công việc cho nhau theo kiểu không làm gì sẽ không sai sót, thì liệu có còn xứng đáng với sự tín nhiệm của người dân không? Không thể chấp nhận cán bộ, công chức vun vén thân mình “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Nhất là ở một đô thị như TP.HCM, không chỉ có thị trường nhộn nhịp mà còn có truyền thống sống cho cộng đồng, sống vì cộng đồng như lời ca khúc “Thành phố gì kỳ” rất được ưa chuộng: “Thành phố gì kỳ, quán cơm hay quán mì, mình kêu thêm dĩa rau, sao không tính tiền thêm phí. Thành phố gì kỳ, hễ ai thiếu gì, ngàn hộp cơm trăm bó rau, sao góp ngay không cần suy nghĩ”.

Thật xấu hổ, nếu những người làm việc ù lì trong các công sở TP.HCM, tự đặt câu hỏi: Ở “thành phố gì kỳ” mà lại có công chức gì lạ vậy?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm