| Hotline: 0983.970.780

Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021

Thứ Năm 24/12/2020 , 12:39 (GMT+7)

Thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức, kinh tế số, là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh khu vực Đông Nam bộ.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đồng chủ trì phiên họp.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đồng chủ trì phiên họp.

Sáng 24/12, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức phiên họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Đây là lần thứ hai, Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiến hành lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định tại TP.HCM. Cùng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đề nghị các đại biểu góp ý thêm về các vấn đề liên quan đến bộ máy chính quyền quận, phường; về vai trò, đảm bảo chặt chẽ khi thực hiện chế độ thủ trưởng trong hoạt động của UBND quận, phường… Đặc biệt, trong quản lý đô thị ở quận, phường, có các công việc mang tính thời hạn, cần tập trung lực lượng để hoàn thành kịp thời để cơ quan hành chính cấp quận và phường đáp ứng được sự hài lòng của người dân.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Thành phố không còn nhiều thời gian, dự kiến ngày 31/12 sẽ công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức, do đó trên cơ sở thống nhất cuộc họp lần thứ nhất, Thành phố đã nghiên cứu và đề xuất bổ sung về cơ cấu tổ chức bộ máy; vấn đề tài chính ngân sách đối với Thành phố. Đặc biệt, ý tưởng phát triển Thành phố Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học ứng dụng công nghệ cao, có vai trò rất quan trọng đối với TP.HCM nên cần thiết phải thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ.

“Thành phố Thủ Đức sẽ là mô hình phát triển dựa trên nền kinh tế tri thức, kinh tế số, đồng thời là nơi chuyển giao công nghệ mới cho các tỉnh khu vực Đông Nam bộ và mở rộng các dịch vụ, sản phẩm công nghệ 4.0 phục vụ phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Để thực hiện ý tưởng này phải được tiếp sức, được xây dụng bởi cơ chế của TP.HCM”, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay.

Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021. Ảnh: Duy Tạch.

Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021. Ảnh: Duy Tạch.

Cũng theo người đứng đầu UBND TP.HCM, về cơ chế đặc thù phát triển Thành phố Thủ Đức, TP.HCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định riêng để giúp cho TP.HCM phát triển.

Đặc biệt, nhằm đảm bảo đồng bộ tiến độ triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy cho các việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp sắp tới, Nghị định Chính phủ quy định cụ thể hướng dẫn tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM cần được ban hành kịp thời.

Thành phố Thủ Đức được thành lập theo Nghị quyết 1111 của UBTV Quốc hội trên cơ sở gộp 3 quận là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức với tổng số dân hơn 1 triệu người. Đây là hạt nhân thúc đẩy TP.HCM và vùng Đông Nam bộ phát triển.

Đối với cơ cấu nhân sự của Thành phố Thủ Đức, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định số lượng phó Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức không quá 4 người. Ngoài ra, số lượng cơ quan chuyên môn không quá 13, trong đó có 3 cơ quan khác; trong số 3 cơ quan khác, tùy tình hình thực tiễn có thể thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ. Mặt khác, UBND TP.HCM cũng kiến nghị tổng số cấp phó các cơ quan chuyên môn của UBND Thành phố Thủ Đức không quá 39 người.

Cũng theo ông Phong, khi Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021 thì HĐND quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm này. Do đó, các bên liên quan cần xử lý hết những nhiệm vụ về tài chính, ngân sách còn tồn đọng thuộc thẩm quyền của HĐND quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức trước khi sắp xếp sáp nhập.

Trước đó, tại phiên họp lần thứ nhất, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, hiện nay dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Tuy nhiên, dự thảo vẫn tiếp tục hoàn thiện để trong thời gian ngắn nhất trình Chính phủ ban hành Nghị định triển khai thực hiện Nghị quyết 131 của Quốc hội chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021 và triển khai thực hiện từ đầu tháng 7/2021.

Hiện dự thảo Nghị định mới nhất có 8 chương và 46 điều, trong đó liên quan đến các vấn đề chủ yếu: tổ chức và hoạt động của UBND quận, phường; chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận, phường; một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố thuộc TP.HCM; tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại UBND quận, phường; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh trận tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm...

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Bình luận mới nhất