| Hotline: 0983.970.780

Thanh Thủy hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 11/07/2019 , 08:59 (GMT+7)

Hiện tại, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã có 14/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM.

10-15-19_tuyen_duong_noi_quoc_lo_32_voi_quoc_lo_70b
Tuyến đường nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 70B đi qua hầu hết các xã của huyện Thanh Thủy sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy xuất phát điểm là huyện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn nhưng sau 9 năm triển khai, huyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) đã huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nhờ đó, kinh tế - xã hội phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc.
 

Xuất phát thấp, quyết tâm cao

Thanh Thủy bước vào xây dựng NTM trong điều kiện xuất phát điểm kinh tế thấp, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, kết cấu hạ tầng vừa thiếu, vừa không đồng bộ, thu nhập và đời sống người dân còn ở mức khiêm tốn,…

Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu trở thành huyện về đích NTM thứ hai của tỉnh Phú Thọ (sau huyện Lâm Thao), Thanh Thủy đã nhanh chóng kiện toàn BCĐ từ huyện đến cơ sở, đồng thời quán triệt đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp thực hiện đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cấp ủy, chính quyền huyện Thanh Thuỷ đã rất coi trọng và tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân vào cuộc. Gắn tuyên truyền thực hiện xây dựng NTM với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” bằng sự kết hợp nhiều hình thức, như tổ chức tập huấn, hội thảo, tuyên truyền trực quan, lưu động và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh.

Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã tích cực hưởng ứng theo phương châm “Đem sức dân xây dựng tương lại hạnh phúc cho dân”, vai trò chủ động của cộng đồng dân cư cũng được phát huy cao độ. 

Trong 9 năm qua, tổng số vốn đầu tư xây dựng NTM là trên 1.600 tỷ đồng, trong đó ngân sách trên 1.500 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa gần 100 tỷ đồng, đặc biệt người dân đóng góp được gần 40 tỷ đồng, hiến hàng vạn mét vuông đất, ủng hộ hàng ngàn ngày công để xây dựng NTM.

Đến nay, 100% số xã đã đạt chuẩn NTM và đạt 9/9 tiêu chí của huyện NTM. Huyện Thanh Thủy đang trình cẩp có thẩm quyền thẩm định và công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
 

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Ngay từ khi mới triển khai, xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thanh Thủy đã chú trọng việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy hoạch về đất đai, quy hoạch vùng sản xuất cho phù hợp với đặc điểm địa phương. Kết cấu hạ tầng giao thông được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm và coi đây là khâu đột phá giúp tạo đà cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững.

Giờ đây, khi về mỗi xã, mỗi khu dân cư, mỗi ngõ xóm, chúng ta đều thấy rõ một diện mạo ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp. Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ được trải nhựa, bê tông hóa; đường liên thôn, ngõ xóm đã được cứng hóa và có điện thắp sáng, một số nơi đã lắp hệ thống camera giám sát an ninh. Hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, gần 150 km kênh mương được cải tạo, nâng cấp, xây mới đã đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Hệ thống điện thường xuyên được củng cố, nâng cấp phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và hầu hết các hộ dân đều đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

Ở các địa phương, từ công sở, trường học, trạm y tế, chợ đến nhà văn hóa đều cơ bản đã được xây dựng kiên cố. Đặc biệt, toàn huyện hiện đã có trên 90% số trường học từ mầm non, tiểu học, trung học đạt chuẩn quốc gia với gần 70 công trình được đầu tư xây dựng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng giáo dục đại trà cùng với chất lượng mũi nhọn ngày càng được nâng lên, nhiều năm liền đứng trong tốp đầu của tỉnh và đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục ở tất cả các bậc học.

10-15-19_truong_th_l_phu_thi_trn_thnh_thuy_huyen_thnh_thuy_vu_don_nhn_chun_qg_gii_don_2
Trường tiểu học La Phù vừa được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.

Các thiết chế văn hóa ở cơ sở được quan tâm, 151/151 khu dân cư có nhà văn hóa; các hoạt động văn nghệ, thể thao được duy trì và ngày càng được đẩy mạnh. Hầu hết nhà ở của người dân đã được xây dựng kiên cố, thậm chí ngày càng có nhiều hộ dân có nhà tầng, trang trí đẹp và sử dụng những thiết bị hiện đại. Có thể nói, các công trình, dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, cùng với hệ thống nhà ở khang trang của người dân đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy.
 

Làm tốt công tác an sinh xã hội

Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công và tạo việc làm cho người lao động được quan tâm thường xuyên. Đáng chú ý là, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm đáng kể chỉ còn 3,7%; thu nhập bình quân tính theo đầu người đã đạt 32 triệu đồng/người/năm (năm 2010 mới chỉ đạt 14,7 triệu đồng/người/năm). Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các hộ dân đều thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường; chất thải, rác thải cơ bản được thu gom và xử lí, tạo điều kiện tốt để thu hút ngày càng đông du khách về với Thanh Thủy.

Song song với việc lãnh đạo thực hiện có hiệu quả lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Các đoàn thể đã có đóng góp đáng kể trong việc tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong xây dựng NTM, đồng thời, chỉ đạo thường xuyên thực hiện việc củng cố, duy trì các tiêu chí đã đạt được.

Ông Nguyễn Trọng Luyện, Trưởng phòng NN- PTNT, cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án phát triển kinh tế tại các xã, thị trấn; tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đẩy mạnh ứng dụng KH- CN trong sản xuất nhằm duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. Tin tưởng rằng, huyện sẽ ngày càng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM, sớm được công nhận và trở thành huyện NTM thứ hai của tỉnh Phú Thọ".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm