| Hotline: 0983.970.780

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Thứ Năm 28/03/2024 , 22:38 (GMT+7)

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem.

Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp cao tầng chính là những điểm nhấn tạo nên những bức tranh hoàn hảo khi trở thành các công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành tựu phát triển kinh tế, dịch vụ, khoa học công nghệ, và trở thành biểu tượng của thành phố, của quốc gia, thậm chí của cả khu vực.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Tòa nhà Burj Khalifa (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE)

Tòa tháp Burj Khalifa cao 828m với 161 tầng hiện là tòa nhà cao nhất thế giới cũng là biểu tượng của thành phố Dubai, UAE và khu vực Trung Đông.

Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới tọa lạc tại trung tâm của thành phố Dubai, UAE.

Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới tọa lạc tại trung tâm của thành phố Dubai, UAE.

Công trình được xây dựng trong vòng 19 năm, chính thức khánh thành vào năm 2010.

Tòa tháp là tổ hợp thương mại gồm nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp được thiết kế bởi Công ty Tư vấn Thiết kế Skidmore, Owings & Merrill (SOM).

Tháp Willis (Hoa Kỳ)

Công ty SOM còn là tác giả của một công trình đáng tự hào khác - Tháp tài chính Willis, một trong những biểu tượng của thành phố Chicago (Hoa Kỳ) và là tòa nhà cao nhất thế giới trong vòng 25 năm (1973 - 1998) trước khi bị Tháp đôi Petronas vượt qua.

Tháp tài chính Willis là tòa nhà cao nhất và là biểu tượng của thành phố Chicago (Hoa Kỳ).

Tháp tài chính Willis là tòa nhà cao nhất và là biểu tượng của thành phố Chicago (Hoa Kỳ).

Với chiều cao 527m cùng 110 tầng nổi và 3 tầng hầm, đây là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Hãng hàng không hàng đầu thế giới United Airlines.

Tháp đôi Petronas (Malaysia)

Tại thủ đô Kuala Lampur (Malaysia), Tháp đôi Petronas 452m cũng từng được giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong giai đoạn 1999 - 2004, là niềm tự hào của khu vực Đông Nam Á.

Tòa Tháp đôi Petronas tại trung tâm thủ đô Kuala Lampur (Malaysia) từng giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới.

Tòa Tháp đôi Petronas tại trung tâm thủ đô Kuala Lampur (Malaysia) từng giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới.

Đến nay, Petronas vẫn là tòa tháp đôi cao nhất thế giới với 88 tầng nổi, 5 tầng hầm, do Pelli Clarke & Partners tư vấn thiết kế.

Pelli Clarke & Partners cũng là đơn vị tư vấn xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế cao 415 m - tòa nhà cao thứ hai và một trong những biểu tượng thịnh vượng của đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc).

Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Là quốc gia sở hữu nhiều tòa nhà chọc trời nhất, khi tới các thành phố ở Trung Quốc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những công trình cao tầng ấn tượng như: Tòa Tháp Thượng Hải 632m, cao thứ ba thế giới, nổi bật tại trung tâm thành phố cảng phía Đông Trung Quốc.

Tháp Tài chính Quốc tế Bình An (Thâm Quyến) và các Tháp Tài chính CTF biểu tượng của các thành phố Thiên Tân và Quảng Châu…

Tòa tháp China Zun là tòa nhà cao nhất Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) và là tòa nhà cao thứ 9 thế giới hiện nay.

Tòa tháp China Zun là tòa nhà cao nhất Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) và là tòa nhà cao thứ 9 thế giới hiện nay.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sở hữu nhiều công trình nổi tiếng khác như Tòa nhà China Zun 527m, cao nhất thành phố Bắc Kinh hay Tháp Tài chính KK (Thâm Quyến, 442 m) đều được tư vấn thiết kế bởi Công ty TFP Farrells.

Tháp Tài chính 108 sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC), Liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) vừa công bố tổ chức Cuộc thi tuyển phương án kiến trúc tháp 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

Hội đồng thi tuyển gồm các lãnh đạo và các chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam đến từ Bộ Xây dựng, TP. Hà Nội, các hội và các viện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc tại Việt Nam.

Phối cảnh dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Phối cảnh dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Tháp Tài chính 108 tầng dự kiến sẽ là tháp cao nhất Việt Nam và là một trong những tòa tháp cao nhất của khu vực Đông Nam Á.

Tháp Tài chính 108 tầng là một siêu tổ hợp công trình hiện đại, mang tầm cỡ quốc tế tại vị trí cửa ngõ kết nối sân bay quốc tế Nội Bài và TP Hà Nội với nhiều chức năng như văn phòng, thương mại, khách sạn, du lịch… trở thành điểm nhấn về cảnh quan đô thị, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư.

Ý tưởng thiết kế Tháp Tài chính 108 tầng sẽ nhấn mạnh hệ thống thương mại, dịch vụ, văn hóa gắn với các ga đường sắt đô thị, kết hợp các khu vực công trình đầu mối giao thông xây dựng không gian mở, quảng trường...

Ngoài ra, công trình cần đảm bảo phòng cháy chữa cháy, hài hòa với các công trình văn hóa, biểu tượng, nghệ thuật đường phố... tạo lập không gian điểm nhấn trong đô thị, xứng đáng là biểu tượng cho kỷ nguyên phát triển của huyện Đông Anh, của thủ đô Hà Nội và của cả Việt Nam.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm