| Hotline: 0983.970.780

Thấp thỏm vụ hành

Thứ Tư 05/12/2018 , 15:47 (GMT+7)

Nhiều diện tích cây hành vụ đông của bà con nông dân huyện Nam Sách (Hải Dương) đang chuẩn bị thu hoạch.

Chị Thanh Phương ở đội 4 xã An Bình cho biết: "Năm ngoái vào dịp này đã nhiều người đến hỏi mua và đặt cọc, năm nay chưa có ai". Còn chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Trần Xá, xã Nam Hưng cho hay: "Hiện đã có người đến mua, nhưng chỉ mua theo cân với giá 4.000 - 5.000đ/kg".

20-52-43_nh_ly
Chăm sóc hành

Nói về chi phí cho 1 sào hành, ông Lê viết Lượng ở đội 7, xã An Bình cho biết: "Giá giống đầu vụ cao, sau đó giảm dần còn gần 20.000đ/kg. Tổng chi phí cho 1 sào từ 1.780.000 – 2.780.000đ; trong đó, tiền giống từ 800.000 – 1800.000đ, công làm đất 200.000đ, phân bón các loại 710.000đ, thuốc BVTV 70.000đ. Hiện tại, cả xã mới có 1 - 2 nhà bán "sang tay" (loại hành đẹp) được 5.000.000đ/sào.

Vụ đông năm 2018, diện tích hành của cả huyện khoảng 1.400ha, tăng cao hơn năm ngoái. Sở dĩ giá giống có sự dao động lớn là do lượng hành cũ còn nhiều, chưa tiêu thụ hết, quá trình tự bảo quản để trồng trong gia đình lại ít bị hao hụt.

Từ lâu, cây hành được xác định là nông sản hàng hóa, nên thị trường tiêu thụ và giá cả đều là chuyện nhạy cảm. Chỉ cần 1 xã ở thời điểm này có khoảng chục nhà bán "sang tay" được giá cao là nhà nhà đều siêng thăm đồng để ngắm hành, như chờ đón thành quả lao động...

Sản phẩm hành được bà con nơi đây phân loại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ:

-Loại xuống củ hoàn toàn, đã phơi khô được thu mua để đóng túi xuất khẩu. Một lượng nhỏ để bảo quản lâu dài làm giống cho vụ sau.

-Loại hành non được thu mua để chiên mỡ và cũng đóng gói xuất khẩu.

-Loại hành nhỡ thường gọi là "hành loại" hay "hành chợ" được thái lát sấy khô, đóng gói xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước.

Con đường tiêu thụ hành thông qua thương lái chuyên chở đi nhiều địa phương để phục vụ tiêu dùng hoặc xuất khẩu. Bà Nguyễn Thị Dung ở đội 6, xã An Bình cho biết: "Hành của chúng tôi chủ yếu được đi miền Nam cho bà con ăn tết".

Riêng xã Nam Trung áp dụng công nghệ chế biến sấy hành khô. Số lò sấy quy mô công nghệ cao được tăng thêm theo hàng năm, hiện lên đến vài chục lò. Nhưng chủ yếu là hành non, hành nhỡ.

Tình trạng hành được giá hoặc chững giá, hay giảm sâu vẫn thường xẩy ra và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố, trong đó có phí lưu thông chuyên chở và hợp đồng mua bán giữa các bên. Có năm đầu vụ thu hoạch, hành có giá cao – người trồng có lãi, rồi đột nhiên giá xuống, thị trường trầm lắng, "công cắt đắt hơn hành"...

Thiết nghĩ, cần có giải pháp căn cơ nhằm giúp đỡ và hỗ trợ nông dân như khai thác thị trường tiêu thụ, đứng ra hợp đồng cung ứng với các đối tác và hỗ trợ một phần phí vận chuyển sản phẩm... Tăng cường quy hoạch vùng gắn liền với bao tiêu sản phẩm.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.