| Hotline: 0983.970.780

Ngày Thất Tịch

Thất tịch là gì? Ngày thất tịch 2020 là ngày nào?

Thứ Ba 25/08/2020 , 08:11 (GMT+7)

Thất tịch đang là ngày được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết thất tịch là gì, bắt nguồn từ đâu, và có ý nghĩa gì.

Thất Tịch là gì?

Thất Tịch là một ngày lễ của người Phương Đông (Châu Á) và phổ biến nhất ở các nước Đông Á, Đông Nam Á. Lễ Thất Tịch được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm và năm 2020 rơi vào ngày 25 tháng 8 dương lịch.

Thất Tịch tiếng Hán là 七夕, tại Hàn Quốc gọi là lễ Chilseok (칠석), người Phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Nhật Bản cũng có lễ Thất Tịch, gọi là lễ Tanabata (七夕) nhưng được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch.

Ngày lễ này gắn liền với tích Ngưu Lang Chức Nữ, Việt Nam còn gọi là tích ông Ngâu, bà Ngâu. Truyện kể rằng sau một năm xa cách cứ đến ngày 7 tháng 7 hằng năm Ngưu Lang, Chức Nữ mới được gặp nhau bên cầu Ô Thước, truyện có nhiều dị bản.

Nguồn gốc của ngày Thất Tịch

Theo sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ phiên bản Việt, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê công việc, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư.

Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông Ngân.

Ngày Thất Tịch bắt người từ câu chuyện tình cảm của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Ngày Thất Tịch bắt người từ câu chuyện tình cảm của Ngưu Lang - Chức Nữ.

Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu.

Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng Bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều.

Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.

Tuy nhiên, sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau.

Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

Ý nghĩa ngày Thất Tịch

Thất Tịch giống như là ngày Valentine 14 tháng 2 của phương Tây, là ngày của tình yêu nhưng mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn.

Ngoài đi chùa làm lễ, đốt nhang nguyện cầu, những người độc thân còn hay ăn chè đậu đó như một phương thức tâm linh hy vọng mau chóng tìm được người tâm đầu ý hợp, kết tóc se duyên.

Vào đêm Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ tỏa sáng lấp lánh, do đó nếu hai người yêu nhau cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ và thề hẹn sẽ được bên nhau mãi mãi.

Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Thất Tịch được xem là một ngày lễ cầu duyên. Cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm những nam thanh, nữ tú, những đôi trai gái yêu nhau sẽ kéo nhau đến chùa làm Lễ Thất Tịch. Người có tình duyên lận đận thì cầu cho mọi sự suôn sẻ, mau chóng tìm được ý chung nhân như ý. Người yêu nhau thì cầu cho tình yêu bền chặt, đi được với nhau đến cuối cuộc đời.

Lễ Thất Tịch tồn tại trong văn hóa của người Việt Nam từ xưa chứ không phải mới du nhập như nhiều người lầm tưởng. Nhưng có lẽ vì khi ấy chuyện cưới hỏi đều do cha mẹ quyết định, và ngày lễ này chỉ nhắm vào đối tượng cần tìm người yêu (ở độ tuổi 15 – 25) nên không được nhiều người quan tâm và có sức ảnh hưởng như bây giờ, khi mà tình yêu và hôn nhân đã được tự do chọn lựa.

Trước năm 1860, Lễ Thất Tịch được gọi là Tết Tiểu Xảo hay Lễ Thù Du. Tết Tiểu xảo là tết nữ công gia chánh của con gái. Vào ngày này, mọi người sẽ bày bánh trái trước trăng để cầu mong nhân duyên tốt đẹp và sự khéo léo, đảm đang. Còn trong cung Vua sẽ tổ chức Lễ Thù Du, ban quà bánh cho các quan viên.

Thất Tịch năm 2020 sẽ rơi vào ngày 25 tháng 8 (dương lịch)

TH

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm