| Hotline: 0983.970.780

Thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì?

Thứ Năm 13/08/2020 , 12:20 (GMT+7)

Ngày 11/8, Bộ Công an đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ căn cước thường. Vậy Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chíp là gì?

Thẻ căn cước công dân gắn chíp hay còn gọi thẻ căn cước điện tử e-ID là thẻ căn cước công dân có tích hợp chip điện tử đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bộ Công an đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ căn cước thường.

Bộ Công an đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thay thẻ căn cước thường.

Thẻ căn cước công dân điện tử e-ID còn cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Thẻ căn cước công dân điện tử e-ID về bản chất là thiết bị xác thực điện tử có kích thước như thẻ ATM, tích hợp chip bên trong. Nhiều loại thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt để truy cập thông tin trong chip, số khác ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID) và cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc.

Thẻ căn cước công dân điện tử e-ID có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI). Nó sẽ lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Nếu tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học, e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước.

Thẻ căn cước công dân điện tử e-ID được nhiều quốc gia sử dụng

Hiện thẻ căn cước điện tử e-ID đang được nhiều quốc gia sử dụng vì tính linh hoạt và dữ liệu thông tin nó cung cấp.

Thẻ căn cước điện tử e-ID được áp dụng triển khai lần đầu tiên trên bằng lái xe tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 1987 sau đó được tích hợp thêm nhiều tính năng dữ liệu mới.

Thẻ căn cước công dân điện tử e-ID được chính thức phát hành đầu tiên tại Estonia với tên ID Kaart vào năm 2002. Sau đó 8 năm, hơn 1,3 triệu dân ở đây sử dụng thẻ căn cước này.

Phần Lan cũng áp dụng thẻ căn cước công dân điện tử từ năm 1999 nhưng chính thức đưa vào hoạt động là năm 2003. Tuy nhiên, hệ thống này không được nhiều người dân ở đây sử dụng, chỉ những người ra nước ngoài muốn đơn giản hóa giấy từ mới muốn sử dụng nó.

Ở Tây Ban Nha, thẻ căn cước điện tử cũng bần áp dụng và thay thế các giấy tờ thông thường từ năm 2006. Nhưng dự án cũng không đạt được như kỳ vọng vì bộ máy hành chính không thay đổi.

Còn tại Pakistan, thẻ căn cước công dân điện tử e-ID đã được áp dụng 14/8/2012 thay cho thẻ căn cước bình thường. Thẻ này có 36 tính năng bảo mật, kèm theo code mã hóa. Nó được chế tạo theo quy chuẩn thế giới.

Quốc gia sử dụng thẻ căn cước công dân điện tử e-ID tốt nhất là Kuwait. Mọi công dân ở đây đều có thể tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội điện tử, và e-ID là phương thức chủ yếu để xác thực tại hàng loạt quầy tự phục vụ.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Cần chuyển đổi tư duy quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị

TP.HCM Thứ trưởng Trần Thanh Nam chỉ đạo công tác quản lý an toàn thực phẩm thời gian tới, để chất lượng nông sản thật sự xanh, an toàn và trách nhiệm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.