| Hotline: 0983.970.780

Thêm 9 ca mắc Covid-19 nhập cảnh tại Kiên Giang

Thứ Bảy 10/04/2021 , 18:31 (GMT+7)

Chiều 10/4, Bộ Y tế công bố thêm 9 ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang. Việt Nam có tổng cộng 2.692 ca Covid-19.

Bệnh nhân 2684, nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

Bệnh nhân 2685, nam, 27 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng.

Bệnh nhân 2686, nữ, 24 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Bệnh nhân 2687, nam, 26 tuổi,  công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Bệnh nhân 2688, nam, 23 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Bệnh nhân 2689, nam, 25 tuổi,  công dân Việt Nam, địa chỉ tại thành phố lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Bệnh nhân 2690, nam, 29 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh nhân 2691, nam, 25 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Bệnh nhân 2692, nam, 26 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 8/4, bệnh nhân 2684 đến bệnh nhân 2692 từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Kiên Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 9/4 dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế Thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Tính đến 18h ngày 10/4, Việt Nam có tổng cộng 1.570 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.938, trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 523, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 21.705, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.710.

Tổng số ca mắc Covid-19 ghi nhận tại Việt Nam đến nay là 2.692 ca, trong đó có 35 trường hợp tử vong do mắc bệnh nền, đã điều trị khỏi 2.429 ca.

Hiện Việt Nam đã triển khai tiêm vacxin phòng Covid-19 cho cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương tại 19 tỉnh/thành phố tổng cộng đến 16 giờ ngày 9/4 là 58.037 người.

Trong quá trình triển khai tiêm vacxin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất tại Việt Nam, hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% các trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn; các dấu hiệu này tự khỏi trong 1-2 ngày sau tiêm và người được tiêm không cần điều trị gì. 

Đây là dấu hiệu bình thường gặp phải không chỉ ở vacxin phòng Covid-19, mà còn ở các loại vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khắc như sởi, ho gà, uốn ván…

Hệ thống giám sát cũng ghi nhận có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm, được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng. Với phương châm "Tiêm đến đâu an toàn đến đó”, quy trình tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 tại Việt Nam được triển khai bài bản và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả các nước tiên tiến.

Bộ Y tế tiếp tục triển khai phân bổ vacxin phòng Covid-19 đợt 2 cho các địa phương từ nguồn vacxin do COVAX tài trợ.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.