| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 11/06/2019 , 08:29 (GMT+7)

08:29 - 11/06/2019

Thêm giải pháp giảm thiểu tác hại từ bia rượu

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của bia rượu, khi đưa ra lấy ý kiến Quốc hội, đã không thu được kết quả như đại đa số cử tri mong muốn.

Ảnh mang tính minh họa.

Tuy nhiên, cuộc chiến ngăn chặn những ma men tham gia giao thông, vẫn được tiếp tục ở nhiều giới nhiều ngành khác nhau. Thông tư 13/2019 của Bộ GTVT vừa có hiệu lực đã cho phép các đơn vị hàng không có quyền cấm khách hàng lên máy bay trong tình trạng say xỉn.

Đây là một chuyển biến tích cực, nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh trước vấn nạn khôn lường của những kẻ hứng thú quá mức với nồng độ cồn!

Mỗi năm, người Việt Nam phải mất hàng ngàn tỷ đồng để giải quyết hậu quả bia rượu. Gánh nặng ấy không chỉ ảnh hưởng đến ngành giao thông, mà còn đè xuống ngành y tế, ngành công an và cướp đi hạnh phúc sum vầy của hàng vạn gia đình.

Thông tư 13/2019 của Bộ GTVT ngay lập tức tạo được hiệu ứng xôn xao trong đời sống dân sinh.

Chuyện “gãi đúng chỗ ngứa” của ý thức phản kháng xu hướng lạm dụng bia rượu này, được cơ quan soạn thảo thông tư là Cục Hàng không, chia sẻ: Quy định nhóm hành khách bị cấm bay căn cứ theo Nghị định 92/2015 của Chính phủ về chỉ thị căn cứ hành vi vi phạm của hành khách, có thể áp dụng cấm chuyên chở với những khách có hành vi gây rối, gây mất an toàn, an ninh hàng không.

Quy định này cũng theo thông lệ quốc tế, được nhiều nước áp dụng. Việc kiểm tra, giám sát và từ chối vận chuyển được trao quyền cho các hãng hàng không và cảng hàng không dựa trên hai yếu tố an toàn và an ninh.

An toàn là không đủ sức khỏe để lên máy bay, và an ninh là người có biểu hiện say rượu không kiểm soát được hành vi, có nguy cơ gây rối, gây mất an ninh, thậm chí tấn công người khác trên máy bay.

Những nguy cơ ấy khi làm thủ tục lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không và nhân viên an ninh sân bay đều có thể kiểm tra, xác định với những người say xỉn mất khả năng làm chủ hành vi, như đi không vững, nói năng mất tự chủ... Còn thông tư không quy định chính xác nồng độ cồn bị cấm lên máy bay!

Dù Thông tư 13/2019 tạm dừng ở mức định tính chứ chưa định lượng, nhưng cũng nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận công chúng.

Các hãng hàng không đều khẳng định giá trị thực tế trong quy định của Thông tư 13/2019 chưa rõ, nếu chỉ quy định mất khả năng làm chủ hành vi thì cũng tương tự trước đây, khi hành khách có hành vi gây rối do bia, rượu, thì mời nhân viên an ninh sân bay lập biên bản, từ chối phục vụ. Chỉ khác ở chỗ thông tư cho phép hãng hàng không và sân bay có quyền tự đánh giá!

Nếu quy định khách hàng có nồng độ cồn bị cấm lên máy bay, được thực thi hiệu quả, thì đây sẽ là cơ sở để áp dụng cho những loại hình giao thông khác như xe lửa, xe buýt, xe ô tô đường dài…

Hơn lúc nào hết, bây giờ, người Việt Nam đã thấm thía hệ lụy của những ma men phá rối bình yên cuộc sống xung quanh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm